Các tổ chức phản động lưu vong như BPSOS hay Việt tân và đám tay chân của chúng có nhiều thủ đoạn để mua chuộc, lôi kéo người tham gia các hoạt độngchống chính quyền. Chúng có thể tạo vỏ bọc mời tham gia các chương trình huấn luyện kỹ năng tổ chức từ thiện, giúp đỡ người dân hoạn loạn, khó khăn như vụ Formosa. Chúng cũng có thể phác họa ra hẳn chương trình giúp đỡ bài bản như dự án thu gom, sửa chữa và phân phát xe đạp cho học sinh nghèo. Thông qua những vỏ bọc này, chúng quảng bá được tổ chức phản động, rửa sạch được tội trạng, đánh lận bản chất, tạo vỏ bọc lừa phỉnh hay thu hút người tham gia. Tuy nhiên, nguy hiểm và trực tiếp hơn cả là lôi kéo người tham gia các khóa huấn luyện phát triển xã hội dân sự, trong đó đề cập rõ ràng đào tạo kỹ năng lãnh đạo phong trào xã hội, tổ chức, lôi kéo, quảng bá, tạo dựng hình ảnh…nhằm từng bước tạo vỏ bọc khuếch trương ảnh hưởng trong xã hội. Nếu bị chính quyền ngăn cản thì có các bước truyền thông lu loa, đối phó ra sao….rất bài bản.
Trong bài trước, chúng ta đã biết được thủ đoạn lừa phỉnh, mua chuộc người tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng chống chính quyền qua các tổ chức ngoại vi của Việt tân như VOICE, RISE hay hợp tác, núp bóng các đài báo, tổ chức NGO nước ngoài…với vỏ bọc là thúc đẩy “Xã hội dân sự”, “Dân sinh”, “Dân quyền”. Sau khi lừa phỉnh, lôi kéo người tò mò đăng ký tham gia các khóa huấn luyện mang vỏ bọc thiện nguyên, thúc đẩy phát triển xã hội dân sự kiểu phương Tây, chúng có hẳn chương trình huấn luyện cực kỳ tinh vi để dẫn dần dẫn dắt, địnhhướng, lôi kéo, rằng buộc “con mồi” dần dần rơi vào tấm lưới giăng sẵn. Bài báo Công an nhân dân “Thực chất những khoá học của các tổ chức ngoại vi RISE, VOICE (bài 2)” ngày 19/1/2022 đã cung cấp cụ thể nội dung giảng dạy qua nền tảng trực tuyến như Zoom của các khoa huấn luyện của RISE, tổ chức ngoại vi của Việt tân.
Cụ thể Chương trình huấn luyện được triển khai với 3 chuyên đề các nền tảng để “xây dựng phong trào xã hội dân sự”; “cách thức xây dựng các chiến dịch hiệu quả” và “chiến lược và kỹ năng lãnh đạo phong trào”. Trong đó, chuyên đề 1 được dành cho các thành viên chủ chốt sẽ triển khai các “chiến dịch” của các đối tượng của RISE. Trong chuyên đề này, có 3 bài học gồm tạo dựng thông điệp để chiến dịch có sức lan toả, ảnh hưởng lớn; các chiến thuật hoạt động trong phong trào, lập kế hoạch triển khai và điều hành chiến dịch.
Chuyên đề 2 dành cho những thành viên nòng cốt của RISE và những người đang lãnh đạo, một phong trào hoặc nhóm hành động gồm 3 bài học về chiến lược xây dựng phong trào, lãnh đạo phong trào, tạo dựng sự hỗ trợ về tâm lý xã hội và khả năng phục hồi tổ chức… Những người tham gia đều học theo hình thức trực tuyến, thông qua các phần mềm bảo mật zoom. Thời gian và tài khoản và mật khẩu để đăng nhập được RISE cung cấp cho các học viên trước khi lớp học diễn ra. Đối tượng cũng yêu cầu các thành viên của khoá học chỉ dùng bí danh; phải đăng nhập trước từ 5-7 phút để RISE kiểm tra và nhận diện.
Sự trắng trợn của các đối tượng ở chỗ, nội dung trong quá trình giảng dạy được các đối tượng lấy từ phong trào “Dù vàng”, “Liên minh trà sữa” biểu tình chống chính quyền tại Hồng Kông, Đài Loan, Myamar để làm ví dụ; khuyến khích xây dựng các phong trào tương tự tại Việt Nam. Không dừng lại ở đó, chúng còn lợi dụng vào các vấn đề nhạy cảm như môi trường; công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ Việt Nam… để lôi kéo người dân tham gia xây dựng các “phong trào xã hội” trong nước với phương châm “Hành động nhỏ của một cộng đồng là chất xúc tác cho thay đổi sâu rộng”. Kết thúc khoá huấn luyện, RISE đã gửi phiếu yêu cầu các hội viên tham gia đánh giá của bản thân về kết quả khoá huấn luyện để làm cơ sở cho RISE sàng lọc, lựa chọn số đối tượng có khả năng để tham gia các khoá huấn luyện chuyên sâu tiếp theo. Sau khoá huấn luyện cơ bản, RISE tổ chức thêm 3 khoá huấn luyện chuyên sâu “Thúc đấy sự tham gia vào phong trào xã hội”, “Xây dựng chiến dịch hiệu quả cho phong trào xã hội”, “Lãnh đạo và bước đi chiến lược” để các đối tượng tham gia lựa chọn, tuỳ theo năng lực và có kiểm tra, đánh giá sàng lọc. Trong các lớp học này, 3 đối tượng cốt cán của RISE là Trang (tên thật là Huỳnh Phạm Phương Trang), bí danh là Angelia Trang Huỳnh (SN 1973, trú tại Mỹ), thành viên cốt cán tổ chức phản động lưu vong Việt Tân đồng thời là sáng lập, giám đốc điều hành của RISE là người chủ trì, tham gia thuyết trình nội dung; Hùng tên thật là Nguyễn Mạnh Hùng, cựu phó ban Việt Ngô đài BBC, hiện đang là cộng tác viên đài VOA, cố vấn cho RISE; người đồng chủ trì, tham gia thuyết trình nội dung và Vi, là người đồng chủ trì, tổ chức khoá học, thực hiện các thao tác kỹ thuật để phục vụ cho việc giảng dạy.
Như vậy từ cách thức lôi kéo, tuyển lựa, đào tạo cho thấy rõ bản chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm phát triển lực lượng chống phá đất nước đội lốt “nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập” của con bài tiêu biểu của Việt tân. Từ cách thức lôi kéo bằng quảng bá như học bổng 100%, đào tạo kỹ năng hot….dễ dàng lừa phỉnh được người đưng ký tham gia để chúng nghiên cứu, phỏng vấn, tuyển lừa “nhân tố tiềm năng” đưa vào đào tạo sâu hơn. Khi học viên đào tạo xong, thậm chí được chúng hướng dẫn lập dự án xin tiền các tổ chức ph chính phủ nước ngoài, rồi dần dần siết chặt, ràng buộc “con mồi”, đua dần vào các hoạt động chống phá chế độ lúc nào không hay.
Báo chí nhiều lần cảnh báo, đứng sau những tổ chức ngoại vi này, sau các khóa huấn luyện kiểu này, là các quỹ dân chủ, các tổ chức phi chính phủ Mỹ, phương tây òn hậu thuẫn, cung cấp tài chính. Chẳng hạn các khóa huấn luyện của VOICE hàng chục năm qua, bị phanh phui là do Quỹ dân chủ NED của Mỹ cấp kinh phí toàn bộ. Do vậy, mong rằng se có nhiều bài báo tương tự vạch mặt, chỉ tên các thủ đoạn lôi kéo, lừa phỉnh, phát triển nhân sự của các tổ chức phản động đội lốt dân sự này hơn nữa. Cũng mong rằng, cần có nhiều hơn nhân chứng công khai vạc trần thủ đoạn tinh vi của chúng như trường hợp “nhà dân chủ” Nguyễn Phương Anh ở Hà Nội từng có hẳn series 3 bài “Vạch mặt Việt tân” trước đây, giúp cảnh báo thuyết phục hơn rất nhiều để không còn những bạn trẻ bị sa lưới của những tổ chức phản động này nữa