Đây là bài viết mới của hai giáo sư Đại học danh tiếng Harvard Steven Levitsky và Lucan Way (Hoa Kỳ) vừa công bố những ngày đầu tháng 9 thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu chính trị
Theo hai tác giả này, chế độ “độc tài cách mạng” được hiểu là chế độ do một Đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền ở một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba. Chế độ “độc tài cách mạng” là một thể chế chính trị quốc gia khác với thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, trong đó chỉ có một đảng lãnh đạo, cầm quyền. Trong bài viết trên, hai ông tập đã trung giải thích nguyên nhân vì sao “các chế độ độc tài cách mạng” lại tồn tại dai dẳng như vậy?
Steven Levitsky viết: “Trong làn sóng Dân chủ hóa thứ ba (1989-1991) một loạt các chế độ độc tài sụp đổ, trong đó có Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tuy nhiên, chế độ “độc tài cách mạng” tại Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba …thì vẫn tiếp tục tồn tại trong nhiều thập kỷ sau đó, bất chấp việc đối mặt với áp lực bên ngoài, thành tích kinh tế lại kém cỏi…”
Trước hết, Về khái niệm chế độ “độc tài cách mạng” theo Steven Levitsky – chế độ đó có những đặc trưng sau: (1) ra đời từ một cuộc đấu tranh mang tính bạo lực, ý thức hệ và từ bên dưới; (2) việc thiết lập chế độ đó gắn liền với những nỗ lực huy động đại chúng nhằm biến đổi cấu trúc nhà nước cũng như trật tự xã hội hiện hành”. Tuy nhiên Steven Levitsky loại trừ một số chế độ “độc tài” như Indonesia, Philippines vì “không thực thi các cải cách xã hội cấp tiến”. Ngoài hai nguyên nhân cơ bản nói trên, các chế độ độc tài cách mạng còn có các chiến lược sau:
“(1) Phá hủy các lực lượng độc lập; (2) Đảng cầm quyền gắn kết; (3) Sự kiểm soát chặt chẽ đối với lực lượng vũ trang; và (4) Bộ máy đàn áp hữu hiệu.
Steven Levitsky cho rằng: Sau khi trở thành đảng cầm quyền, nhân dân nhìn nhận Đảng cách mạng bằng tấm gương “đạo đức” hơn là vai trò chính trị. Cho nên việc xây dựng Đảng về đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng. Steven Levitsky viết: “Cuộc đấu tranh giải phóng (dân tộc) thành công thường tạo ra một thế hệ nhà lãnh đạo có tính chính danh phi thường cùng quyền lực gần như tuyệt đối”. Nhưng họ không thể cầm quyền mãi, bởi vậy xây dựng một thế hệ tiếp theo với những tiêu chuẩn mới và đạo đức có ý nghĩa quyết định để duy trì chế độ “độc tài cách mạng” .
Theo Steven Levitsky, để duy trì chế độ “độc tài cách mạng” cần nhiều yếu tố: Một là phải có “cơ chế chuyển giao quyền lực”; Hai là phải “phát triển kinh tế”… Vì sự qua đi của thời kỳ cách mạng, thành tích kinh tế trở nên một chỉ dấu quan trọng đối với các chế độ.
Về khách quan, sự bền vững của chế độ “độc tài cách mạng” còn ở chính sách bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhất là trong bối cảnh chính trị quốc tế ngày nay. Chính sách và chiến lược ứng phó đối với Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng bảo đảm uy tín của chế độ “độc tài cách mạng”.
Cuối cùng, theo Steven Levitsky các chế độ này chỉ có thể thay đổi, chuyển hóa bằng chính nhận thức và chính sách của họ. Chiến lược- “tiếp cận cứng rắn mang tính đối đầu – chỉ làm sâu sắc thêm sự gắn kết Đảng với nhân dân làm cho các chế độ “độc tài cách mạng” thêm sức sống và sự dẻo dai”. Có thể nói, bài viết của Steven Levitsky có giá trị khoa học cao, bởi vì Steven Levitsky đã đứng trên lập trường khách quan để phân tích, lý giải, tổng kết.
Tiếc rằng Steven Levitsky đã không nhận thức được một chân lý mà Hegel đã nêu ra nhiều thế kỷ trước
“Phàm cái gì hợp lý, cái đó (là) hiện thực;
Phàm cái gì hiện thực, cái đó (là) hợp lý”
Chế độ “độc tài cách mạng”, trong đó có Việt Nam là một thực tế “hiện thực” hợp lý. Đáng tiếc, khi viết bài này hai ông đã không nhận thấy những cải cách dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trường cùng với nhà nước pháp quyền ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam mà hai ông không đề cập đến. Cuộc sống còn chỉ ra rằng: Chế độ “độc tài cách mạng” nếu muốn tồn tại lâu dài thì cần phải được tiếp thêm sức mạnh của chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền của đảng chính trị vì dân, do dân lãnh đạo.
Hai tác giả này chuyên nghiên cứu về thể chế, mô hình chính trị, là tác giả loạt bài nghiên cứu về “Dân chủ đang suy thoái”, “Dân chủ chết như thế nào”, “Sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh”, “Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ?” (trong đó lên án “Chính quyền Tổng thống Trump đã chọc thủng niềm tin tưởng của nhiều người Mỹ về tính ưu việt của nước họ”)…với nhiều kiến giải nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của các nền dân chủ hiện nay, tất nhiên đều bằng góc nhìn của một chuyên gia về ủng hộ mô hình dân chủ, tìm cách biện minh, kiến giải sự suy yếu của mô hình này, đổ lỗi cho một số cá nhân, vấn đề “khách quan” khác dẫn đến những chính sách sai lầm làm suy yếu các chế độ “dân chủ”, mà không suy xét đến sự tất yếu dẫn đến sai lầm đó, dù biết trước, không thể tránh khỏi ở các “mô hình dân chủ” kia.
Hy vọng bằng tư duy khoa học khách quan, hai học giả này sớm có những công trình nghiên cứu chiều sâu, so sánh giữa hai mô hình “dân chủ” và “độc tài cách mạng” đặt trong sự hài hòa các giá trị tổng thể từ an ninh, cuộc sống, con người…, Quan trọng nhất là lý giải vì sao người dân Việt Nam lại thuộc top “hạnh phúc nhất thế giới”, vì sao nước “độc tài” như Trung Quốc vẫn phát triển kinh tế thần kỳ, vì sao giá trị y tế-giáo dục lại tốt như vậy ở Cuba…
Khánh Chi