Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25382

Dư luận Việt Nam phản ứng trước phát biểu thiếu tính ngoại giao của Tổng thống Biden

Thông tin trên Reuters “Tổng thống Joe Biden hôm 28/7 cho biết lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông để đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 9 ở New Delhi nhằm thảo luận về việc nâng cao quan hệ Việt – Mỹ” đang được một số đài báo phương Tây khai thác theo hướng công kích quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Mỹ, kiểu như  “Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Việt – Mỹ nâng cấp đối tác chiến lược?”; “Liệu Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc qua nỗ lực nâng cấp quan hệ với Việt Nam?”… Còn dư luận Việt Nam có nhiều ý kiến bất bình, thậm chí đặt vấn đề rằng: “Có phải vì tuổi cao, sức yếu mà ông Biden đã công khai một cuộc gọi riêng tư lên một trang mạng quốc tế như vậy?” hoặc “Cái cách mà ông Biden công khai một cuộc gọi như vậy trong quan hệ quốc tế là không tế nhị, thiếu tôn trọng phía đối tác”…

Về sự kiện này: “Đại sứ quán Việt Nam tại Washington đã không trả lời yêu cầu bình luận (về phát biểu Tổng thống Biden). Một tài khoản viết: Cách ứng xử của vị Đại sứ Việt Nam là “ chuẩn”…vì đây là một vấn đề lớn và cũng là một cách ứng xử tế nhị với ông Biden. Thực tế lâu nay, phía Mỹ liên tục bày tỏ nâng quan hệ với Hà Nội từ đối tác “Toàn diện” trong thập niên qua lên đối tác “Chiến lược”. Truyền thông phương Tây liên tục chỉ trích Việt Nam đã thận trọng để tránh nguy cơ đối đầu với Trung Quốc- là quốc gia láng giềng lớn hoặc Nga…Bình luận về phát ngôn của ông Biden và thế cục ngoại giao này, cây bút Phương Nhi cho rằng, phải chăng ông Biden có vấn đề về tâm thần?

Thứ nhất, về quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ. Như mọi người đều biết: Đây là mối quan hệ đối ngoại phức tạp của cả hai quốc gia: Hoa Kỳ không chỉ tài trợ toàn diện cho chính quyền Sài Gòn chống lại Nhà nước Việt Nam trong công cuộc kháng chiến “chống Mỹ, cứu nước” ( Từ 1956-đến năm 1973). Hoa Kỳ không chỉ bắn giết những người mặc áo lính trong chiến tranh…mà còn rải chất độc hóa học giết người, tàn phá môi trường sống của sinh vật và con người Việt Nam.

Có thể nói: Cuộc chiến tranh xâm lược của Hoa Kỳ là một cuộc chiến trang tàn bạo, dã man nhất trong lịch sử nhân loại…Khi buộc phải rút khỏi Việt Nam Hoa Kỳ còn dung đưỡng cho những kẻ bán nước tại Hoa Kỳ…tìm nhiều cách xuyên tạc chế độ, kỳ thị, lôi kéo người Việt Nam “ tỵ nạn” ở nước ngoài…Thế nhưng với truyền thông nhân đạo, nhân nghĩa và khoan dung, “ khép lại quá khứ, hướng tới tương lại”…Việt Nam đã vẫm khôi phục và thúc đẩy lại quan hệ bình thường với Hoa Kỳ.

Vào đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đồng thời rạng sáng ngày 12/7/1995 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Đây là kết quả của một hành trình dài với những nỗ lực bền bỉ của cả hai bên, có ý nghĩa đặc biệt, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.

Thứ Hai về câu hỏi Reuters:“Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Việt – Mỹ nâng cấp đối tác chiến lược?”; “Liệu Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc qua nỗ lực nâng cấp quan hệ với Việt Nam?”. Thực tế, quan hệ đối ngoại của Việt Nam sau chiến tranh lãnh đã thay đổi  dựa trên lợi ích Quốc gia Dân tộc- khác với thời kỳ chiến tranh lạnh…dựa trên Ý thức hệ ( Những quốc gia nào cùng ý thức hệ thì đều là “nước anh em” và người lại là đối tượng đấu tranh). Hiện nay Việt Nam xác định quan hệ đối ngoại vừa có nguyên tắc, vừa mềm dẻo… Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25-10-2013, “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định “Đối tác” và “Đối tượng” của Việt Nam. Theo đó “ Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác”; “Bất kể lực lượng nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh của Việt Nam”. Như vậy “ Đối tác và “ Đối tượng” của Việt Nam không còn dựa vào ý thức hệ mà dựa vào quan hệ thực tế.

Tuy nhiên hiện nay Việt Nam đã công khai quan hệ đối tác của mình. Theo đó Việt Nam hiện nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 trong 200 quốc gia. Trong đó có: 4 Đối tác Chiến lược toàn diện gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022); quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản (2014). Quan hệ “Đối tác chiến lược” có 12 quốc gia khác gồm: Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2010), Đức (2011), Ý, Pháp, Indonesia, Thái Lan, Singapore (2013), Malaysia, Philippines (2015), Úc (2018), New Zealand (2020); và quan hệ Đối tác toàn diện với 13 quốc gia gồm: Nam Phi (2004), Venezuela, Chile, Brasil (2007), Argentina (2010), Ukraina (2011), Hoa Kỳ, Đan Mạch (2013), Myanmar, Canada (2017), Hungary (2018), Brunei, Hà Lan (2019). Về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ cho đến nay đã đạt những bước phát triển toàn diện, thực chất, ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực cho an ninh, hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới. Nổi bật trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015.

Thứu ba, về việc liệu “Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu Việt – Mỹ nâng cấp đối tác chiến lược?”; “Liệu Mỹ có thể kiềm chế Trung Quốc qua nỗ lực nâng cấp quan hệ với Việt Nam?”. Nên nhớ  đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam là công khai, minh bạch. Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ hiện nay đang tốt đẹp…Quan hệ Việt Nam với các nước nói chung tùy thuộc vào đối tác…Trong thực tế thì quan hệ đó không tùy thuộc vào tên gọi mà tùy thuộc vào quan hệ thực tế, quan hệ thực chất. Quan hệ Việt Nam với các quốc gia ngày nay theo tiêu chí “ Đối tác” và “ Đối tượng”. Việt Nam không để các quốc gia khác lợi dụng mình chống lại nước thứ ba. Việt Nam đứng trên lợi ích quốc gia dân tộc và tự tin trong xác định các quan hệ đối ngoại…Việt Nam không sợ bất cứ quốc gia nào phản ứng (về quan hệ của mình với các quốc gia khác)…Chính vì vậy mà việc ông Joe Biden công khai cuộc gọi của lãnh đạo Việt Nam (28/7) là không thể chấp nhận được về chính trị..

Những ý kiến gay gắt của cây bút Phương Nhi phản ánh quan điểm, đánh giá khá đông đảo của dư luận Việt Nam trước hành động “thiếu tế nhị”, đang trong đàm phán của Tổng thống Mỹ. Cách hành xử này làm khó cho ngoại giao 2 nước và khiến cho dư luận Việt Nam có thêm cơ sở hoài nghi động cơ của Hoa Kỳ trong thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *