Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
28505

Độc giả người Việt bình luận về báo Đức bàn về kinh tế Việt Nam: cần cái nhìn toàn cảnh, trung thực!

Những kẻ chuyên chống phá đất nước đang hý hửng tâng bốc, thổi phồng những yếu kém, bất cập của nền kinh tế Việt Nam dựa trên nội dung bài báo trên tờ Toàn cảnh Frankfurter (FAZ) của Đức mới đây bình luận về thực trạng nền kinh tế Việt Nam là “sự trượt dốc ngày càng lớn”. Họ hướng lái rằng, nguyên nhân do Việt Nam “đổi mới chính trị” quá chậm chạp!

Theo tác giả bài báo thì “kinh tế Việt Nam” đang rơi vào “giai đoạn nghỉ ngơi” vì quốc gia từng được coi là “thánh địa” của giới đầu tư nước ngoài cũng đang nhận được những “cơn gió ngược”. Và họ “mách nước” rằng, để ngăn Việt Nam rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, Hà Nội cần có gã khổng lồ SamSung để không bị lỡ nhịp!

Bình luận về nội dung của bài báo, ông Lưu Quang Hồng chỉ ra những bất cập, thiếu khách quan của nó:

Ông cho rằng, những hạn chế, yếu kém mà tác giả chỉ ra, trong thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai nói trong các nghị quyết từ lâu; đặc biệt mới đây, khi nhìn nhận tình hình kinh tế – xã hội 7 tháng đầu năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định: “cần phải phấn đấu quyết liệt để khắc phục nhanh những rào cản thì mới có thể đạt mức tăng trưởng 6 tháng cuối năm là 9%; như vậy trong cả năm 2023, chúng ta mới đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6,5%, mà Quốc hội đã đề ra.” Các nhà chức trách Việt Nam đã thẳng thắn chỉ ra những “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế hiện nay – đó vẫn là tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; chính sách tiền tệ, tín dụng chưa được khai thông; việc tạo điều kiện cho các thành phần doanh nghiệp phát triển chưa được triển khai quyết liệt; công cuộc cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu… Rõ ràng là, tính công khai, minh bạch trong chỉ đạo và thực thi công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế có uy tín, nhất là giới đầu tư nước ngoài thừa nhận. Không hề có chuyện Việt Nam “cố tình che đậy những thiếu sót, khuyết điểm, mà chỉ tập trung tô hồng để lừa mị nhân dân” như thành phần a dua đơm đặt xung quanh bài báo.

Bài báo đã cố tình cắt khúc những giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như của thế giới. Thực tiễn đã chứng minh rằng, kinh tế toàn cầu chưa bao giờ phát triển theo hình thẳng đứng, mà luôn là hình sin, mà trong hơn 20 năm lại đây, đã có mấy lần rơi vào khủng hoảng, đặc biệt là thời điểm đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu trong những năm cao trào là 2020 và 2021. Vậy mà Việt Nam đã “vươn mình đứng dậy” bằng các chủ trương, chính sách hợp lòng dân, đã đưa tốc độ tăng trưởng năm 2022 đạt 8,02%, trong đó nhiều quốc gia, trong đó có một số nước tư bản lớn chỉ đạt 0%! Đúng là 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đạt thấp, có nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là việc xuất hiện cuộc xung đột giữa Nga – Ukraina, gây tác động xấu toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ở đây cần rành rọt nói rằng, khi xem xét tình hình kinh tế – xã hội nói riêng và các lĩnh vực nói chung, trong khi đề cập các mặt hạn chế, bất cập, Việt Nam đều chỉ ra trung thực nguyên nhân chủ quan, khách quan, trong đó bao giờ cũng nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cũng như trong phương châm phát triển kinh tế – xã hội, Việt Nam nhất quán nhấn mạnh rằng, cần kết hợp nội lực và ngoại lực, trong đó nội lực là chủ yếu, chỉ có như vậy Việt Nam mới xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ. Việt Nam đã và đang kiên trì thực hiện chủ trương ấy, chứ không như quý báo nói rằng “cần gã khổng lồ Samsung” mới vực dậy được nền kinh tế hiện nay! Bài báo đã vô tình hay hưu ý “cắt khúc” cả quá trình dài phát triển kinh tế liên tục của Việt Nam trong hai thập niên qua, mà nhiều tổ chức quốc tế coi Việt Nam là “điểm sáng”, thậm chí là “con hổ châu Á”?

Ông Lưu Quang Hồng nhấn mạnh, Việt Nam có quyền tự hào rằng, vào năm 1990, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 200 USD, thì nay đã đạt hơn 3.500 USD; từ 58% là hộ nghèo, nay chỉ còn dưới 10%; từ chỗ chỉ có quan hệ ngoại giao với hơn 80 nước, nay có quan hệ với 191 nước; từ chỗ các thế lực diều hâu ở phương Tây xếp Việt Nam là “điển hình của vi phạm nhân quyền”, thì vừa qua, Việt Nam là nước 2 lần được đa số các thành viên trong Liên hợp quốc bầu vào Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc… Từ đó ông lên án những hành động a dua, thổi phòng khuyết điểm để bôi nhọ Việt Nam và lên án bài báo nói trên chưa thực sự có tầm nhìn “toàn cảnh”, thiếu “trung thực, khách quan” khi đánh giá về Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *