Nếu như trên các trang chống phá Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ bên kia quả bán cầu, do những thành phần nặng hận thù chống Đảng, chế độ cố tạo ra bầu không khí công kích, hạ thấp chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “chầu thiên triều”, là “đi sứ Trung Quốc” , thậm chí bịa đặt bôi đen kiểu “bị triệu tập vì bắt Trương Mỹ Lan” (người gốc Hoa)…thì thực tế cho thấy, báo chí và dư luận Trung Quốc lại tràn ngập tin tức đánh giá cao chuyến thăm và mổ xẻ quan hệ song phương theo chiều hướng tích cực.

 

Tiêu biểu như tờ Hoàn Cầu Thời báo dành rất nhiều bài báo từ xã luận, bình  luận, phỏng vấn chuyên gia về chuyến thăm, như “Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội CPC quan trọng, nêu bật ưu tiên của quan hệ song phương”, “BRI, sự ổn định chuỗi cung ứng sẽ được đề cao trong chương trình nghị sự của chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Chuyến thăm Việt Nam của ông Trọng cho thấy sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa là rất quan trọng khi phương Tây tăng cường tuyên truyền tư tưởng”,…Tiêu biểu nhất là bài xã luận ngày 29/10 khẳng định  “Ý nghĩa của mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam ngoài tầm hiểu biết của một số quốc gia”, trong đó bác bỏ những nhận định tiêu cực, phiến diện về quan hệ Việt Trung; khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của CPC (tiếp sau đó Trung Quốc cũng sẽ tiếp đón Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, Tổng thống Tanzania Samia Suluhu Hassan và Thủ tướng Đức Olaf Scholz); và đặc biệt là nhấn mạnh sự ủng hộ lập trường ngoại giao “bốn KHÔNG” của Việt Nam, xin trích:

“Chúng tôi đặc biệt hiểu và đánh giá cao chủ trương “bốn Không” của Việt Nam – Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết chống lại quốc gia khác; nước ngoài không được phép đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại các nước khác; nó bác bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Những điều này phản ánh sự khôn ngoan chính trị của Việt Nam.

Ở một mức độ nào đó, “bốn Không” đã đặt nền móng cho sự phát triển của quan hệ Trung Quốc – Việt Nam theo hướng “bốn không”. Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Việt Nam luôn tuân thủ chính sách ổn định lâu dài, cùng hướng tới tương lai, láng giềng tốt đẹp và hợp tác toàn diện, trên tinh thần là láng giềng, bạn bè, đồng chí và đối tác tốt. Quan hệ hữu nghị song phương đã lên một giai đoạn mới của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo lần này chắc chắn sẽ làm cho tình hữu nghị Trung – Việt thêm bền chặt”.

Trong bài báo khác đã đưa bình luận của một số chuyên gia, học giả Trung Quốc đánh giá về chuyên thăm, như bà Phan Kim Nga, nghiên cứu viên Viện Chủ nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc khẳng định, chuyến thăm cho thấy “tính đặc biệt và tầm quan trọng” của quan hệ Việt – Trung. Bà cho biết, chuyến thăm “đã vượt ra ngoài mối quan hệ song phương theo nghĩa thông thường, mà mang ý nghĩa chiến lược quan trọng” và mối quan hệ giữa hai đảng “đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt quan hệ hai nước”. Hiện nay, cả hai bên đều đã bước sang giai đoạn phát triển mới và có nhiều vấn đề mới trong quản trị nhà nước cần tiếp tục tìm tòi, “cuộc gặp giữa lãnh đạo hai Đảng sẽ tạo động lực to lớn cho sự hợp tác giữa các cơ quan ban ngành chính phủ và địa phương hai nước”.

Báo Trung Quốc đưa số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam đạt 230 tỷ USD, tăng 19,7%. Kể từ năm 2016, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN nhiều năm liên tiếp, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam 18 năm liên tục. Năm 2019 và 2020, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2021 trở thành nhà đầu tư lớn thứ 3. Tính đến cuối năm 2021, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 21,3 tỷ USD vào Việt Nam.

Một vài trích dẫn trên đã cho thấy, truyền thông và giới chuyên gia Trung Quốc đều đánh giá cao quan hệ chính trị hai nước, hai đảng, lợi ích của đôi bên trong hợp tác kinh tế và đặc biệt tôn trọng đường lối đối ngoại độc lập của Việt Nam. Đây rõ ràng là những nhân tố rất cần thiết tạo quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc.

Điều này lần nữa, minh chứng vị thế ngoại giao của Việt Nam trước nước lớn đóng góp quan trọng trọng phát triển kinh tế, giữ ổn định chính trị, đàm phán và giải quyết các tranh chấp còn tồn tại.

Từ đó mới thấy được luận điệu xảo trá, mưu đồ phá hoại quan hệ 2 nước nhằm chống phá chế độ Việt Nam của những kẻ điên cuồng xuyên tạc chuyến thăm này những ngày qua. Chẳng hạn nói như luận điệu xuyên tạc của Việt tân rằng “Chuyến đi của ông Trọng là để “cầu an” cho đảng, cầu cạnh chỗ dựa cho chế độ cầm quyền của ông ấy” vậy thì đánh giá ra sao chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đến Hoa Kỳ với một tiền lệ chưa từng có với nền chính trị Mỹ khi nồng nhiệt tiếp đón Tổng Bí thư của một Đảng Cộng sản theo đúng nghi lễ tiếp đón một nguyên thủ quốc gia trước đây?!? Xét theo góc nhìn của họ, phải chăng, một lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam có những chuyến thăm hiếm hoi hết Mỹ đến Trung Quốc đều là “cầu an”?

Càng xuyên tạc, hạ thấp một hoạt động đối ngoại song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, càng cho thấy chúng đã và đang tự phơi bày sự hằn học, cay cú của những kẻ thất bại khi phải dùng đến cách thức làm hèn, bôi bẩn cả dân tộc mình.