Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
24807

Sự thật phía sau chiêu trò đòi dẹp bỏ Quốc hội

 

Mỗi dịp Quốc hội họp lại thấy trên các diễn đàn “đấu tranh dân chủ cho Việt Nam” nhộn nhịp các luận điệu công kích, xuyên tạc, hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò của Quốc hội. Có vẻ như trong mắt họ, cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân Việt Nam không xứng đáng tồn tại trong thể chế chính trị hiện nay, Quốc hội chỉ có thể tồn tại ở những nước đa đảng thì mới xứng đáng được tôn tại vậy.

Chẳng hạn, trước, trong và sau kỳ họp Quốc hội lần thứ 4 khóa XV vừa qua, trên trang mạng của họ nhan nhản các nhan đề: “Chỉ cần vứt “cái gọi là Quốc hội)” vào sọt rác thi dân sẽ rất hoan nghênh”, “Nên dẹp bỏ Quốc hội”…cùng những bình luận kiểu “kẻ tung người hứng” rất bài bản.

Trong bài viết kiểu này, họ nêu vấn đề: “Thực ra, nhà nước cộng sản chẳng khác nào nhà nước phong kiến. Mà nhà nước phong kiến thì chẳng cần Quốc hội, họ vẫn điều hành đất nước theo cách của họ. Nhà nước cộng sản cố lập ra “Quốc hội” để làm gì? Chỉ để cho có vẻ khác phong kiến. Chỉ vậy thôi. Trong Quốc hội này, hễ ông/bà nào biết luật sai thì lại không biết nhiệt tình sửa lại theo quyền lợi dân, mà ai không biết luật thì phát biểu ngây ngô cho có. Vậy thì duy trì Quốc hội làm gì? Nên dẹp đi cho đỡ tốn tiền dân. Ai mà chẳng biết nó vô dụng”… Bài viết lập tức được một số người viết bài phụ họa: “Đó là một ý kiến khá hay, thể hiện một cái nhìn và đánh giá đúng về Quốc hội, đưa ra một đề xuất dũng cảm”. Bài phụ họa viết rằng, “đồng ý với nhận định Quốc hội hiện nay vô dụng, nhưng chỉ vô dụng đối với dân và đất nước, nhưng lại hữu dụng đối với Đảng thống trị. Họ rất cần một Quốc hội gồm những nghị sĩ theo cơ cấu, một phần là các nghị gật, một phần gồm những kẻ ngây ngô. Một Quốc hội như vậy chỉ tiêu tốn tiền của dân một cách lãng phí”. Bài phụ họa còn viết: “Nhà nước quân chủ có chính danh, họ cai trị với phương châm quang minh chính đại. Họ tự nhận là độc tài, có quyền cai trị. Họ không có nhu cầu đối trá để che đậy bản chất. Cộng sản có cùng bản chất với chuyên chế, nhưng lại tìm mọi cách che đậy, mà một trong những cách đó là tạo nên nền dân chủ hình thức, giả hiệu bằng những biện pháp giả danh, dối trá”, v.v. và v.v.. và do vậy, họ đòi dẹp bỏ Quốc hội.

GS, TS Đàm Đức Vượng trong bài viết mới đây đã thẳng thắn lên án, “đó toàn là những lời dối trá, bịp bợm, xuyên tạc đánh đồng giữa nhà nước phong kiến với nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữa Quốc hội Việt Nam hiện hành với nhà nước phong kiến”. Ông chỉ ra vai trò, nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội để phơi bày, vạch trần các luận điệu xảo trá, lươn lẹo này.

Sự thật thì Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ năm 1946 đến nay đã làm được nhiều việc có ích cho nước, lợi cho dân, đã cùng với Đảng và nhân dân làm lên cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Quốc hội Việt Nam đã được nhân dân Việt nam thừa nhận và đã được ghi vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Việt Nam đã được ghi rõ trong Hiến pháp hiện hành nước Cộng hòa xã hội Việt Nam tại các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78. 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93:

Quốc hội Việt Nam thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của đất nước. Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Việt Nam là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát kinh tế – xã hội của đất nước.

Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quy định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Bầu, miễn nhiệm, mãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính trị, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh điều giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.

Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toàn án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quyết định đại xá.

Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.

Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viện của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.

Quyết định trưng cầu ý dân.

Hiến pháp hiện hành cũng quy định rõ nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm…

Khi vấn đề tham nhũng phát sinh, Quốc hội Việt Nam còn làm nhiệm vụ tăng cường giám sát trong việc phòng, chống tham nhũng.

Quốc hội Việt Nam gần đây hoạt động có nhiều đổi mới, cụ thể đã chú trọng giám sát lại nhiều vấn đề đã được giám sát, thể hiện tại nghị quyết, kết luận về giám sát chuyên đề, nghị quyết chất vấn được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm lựa chọn, tiếp tục đưa ra chất vấn như: Công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi; thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT…

Một điểm mới khác nữa là đã huy động sự phối hợp tham gia giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm bước đầu về kết quả giám sát, tính xác thực của báo cáo tại địa phương.

Qua việc phân tích trên đây, thấy rằng, nhiệm vụ và quyền hành của Quốc hội Việt Nam là rất to lớn, đầy trách nhiệm, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, tất cả đều là trách nhiệm với Đảng, với nước, với dân.

Từ đó, GS, TS Đàm Đức Vượng khẳng định, những kẻ “đòi dẹp bỏ nó đi, thật là nhận thức mơ hồ, quàng xiên chí tướng, đi ngược lại với dòng lịch sử Việt Nam, hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Kỳ thực, bản chất của những kẻ đội lốt, khoác áo đấu tranh dân chủ kia luôn tìm cách hạ thấp, phủ nhận mọi cơ chế, tổ chức đang điều hành Nhà nước Việt Nam và đòi phải xóa bỏ, kể cả Đảng CSVN, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các hội đoàn quần chúng-nghề nghiệp, cơ quan tư pháp cho đến lực lượng vũ trang. Chúng không hề che giấu mưu đồ lật đổ chế độ chính trị hiện nay, nên các chiêu trò, thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo dù trắng trợn, thô thiển đến mấy chúng cũng đều dám làm. Bởi vậy, những tiếng nói lên án, vạch trần bản chất của chúng như GS, TS Đàm Đức Vượng và hàng ngàn trí thức, quần chúng là rất thiết thực, giúp ta nhìn rõ động cơ, chiêu trò của những kẻ đội lốt, khoác áo “dân chủ” kia.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *