Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
95578

Ân xá quốc tế có xứng đáng là tổ chức bảo vệ nhân quyền?

 

Thời gian qua, dư luận, truyền thông trong nước đều bày tỏ phẫn nộ trước một loạt cáo buộc vô căn cứ Việt Nam đàn áp “nhà hoạt động này”, “trả thù bất đồng chính kiến kia”, “không có tự do Internet”, “người dân không tự do bày tỏ chính kiến”, “Việt Nam có hàng trăm tù nhân lương tâm” …đến từ tổ chức mang danh “Ân xá quốc tế” – tổ chức phi chính phủ chuyên hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền. Mới nhất, hồi tháng 3, Ân xá quốc tế cáo buộc Việt Nam hậu thuẫn cho các hacker trong nhóm Ocean Lotus tiến hành những vụ tấn công mạng nhằm vào Bùi Thanh Hiếu và VOICE đã bị blogger Nguyễn Biên Cương bóc trần “Dù Ân xá Quốc tế giả vờ làm một quan tòa độc lập để phán xét Việt Nam, thực ra nó cùng phe với Bùi Thanh Hiếu và VOICE chứ không hề độc lập”.

Vậy tổ chức này là ai, có thực sự hướng tới mục tiêu tốt đẹp như họ đề xướng hay không?

CHÂN DUNG MỘT TRONG NHỮNG TỔ CHỨC MANG DANH “BẢO VỆ NHÂN QUYỀN”

Ân xá quốc tế (tiếng Anh là Amnesty International – viết tắt là AI) được  Peter Benenson, một luật sư người Anh, thành lập năm 1961. Benenson đọc báo và sửng sốt rồi tức giận trước câu chuyện hai sinh viên người Bồ Đào Nha bị xử tù 7 năm vì đã nâng cốc mừng tự do. Benenson liền viết cho David Astor, biên tập viên tờ The Observer, ông này cho đăng bài báo của Benenson nhan đề Những người tù bị bỏ quên ngày 28 tháng 5, kêu gọi độc giả viết thư ủng hộ hai sinh viên. Sự phản hồi thật là dồn dập đến nỗi trong có một năm mà các nhóm viết thư đã được thành lập tại hơn một tá quốc gia, họ viết để bảo vệ những nạn nhân của bất công ở bất cứ đâu. AI phát triển khá nhanh, đến năm 1962 đã có các nhóm hoạt động ở các nước lớn như Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Canada, Malayxia, Mianmar, Ấn Độ… Biểu tượng của Tổ chức là Ngọn nến trong vòng dây kẽm gai, với ý nghĩa “thà thắp lên một ngọn nến hơn là nguyền rủa trong bóng tối. Hiện nay, AI có mạng lưới ở 162 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Là tổ chức phi chính phủ, được thành lập ban đầu bởi một cá nhân hoàn toàn độc lập và tự nguyện, thuộc Liên hợp quốc, do đó tổ chức này duy trì hoạt động dựa trên nguồn kinh phí do các hội viên tự nguyện đóng góp. Trụ sở chính của AI là ở Luân Đôn và Bắc Ailen; cơ cấu gồm các cơ quan: Hội đồng quốc tế, Ủy ban điều hành quốc tế, Tổng thư ký, Ban thư ký quốc tế, các chi nhánh thuộc tổ chức.

Về nguyên tắc và mục đích hoạt động, AI là nhóm hoạt động cho nhân quyền quốc tế, là một tổ chức độc lập, hoạt động dựa trên các nguyên tắc và tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội và “không chịu sự ràng buộc trực tiếp theo quy định của pháp luật quốc gia hay pháp luật quốc tế”.

AI hoạt động dưới sự giám sát của Liên hợp quốc. Và cần lưu ý rằng do AI là tổ chức phi chính phủ nên những lời ngỏ, những yêu cầu hay những đề xuất của tổ chức này chỉ mang tính chất tham khảo cho các quốc gia mà không hề có tính pháp lý ràng buộc, bắt buộc phải thực hiện của các quốc gia trên thế giới.

AI hoạt động nhằm mục đích giải thoát tất cả các tù nhân lương tâm (tiếng Anh: Prisoner of conscience- là thuật ngữ do các nhóm đấu tranh cho nhân quyền thuộc AI đặt ra đầu những năm 1960, bao gồm những người bị bỏ tù vì lý do chủng tộc, chính trị, tôn giáo, màu da, ngôn ngữ, xu hướng tình dục, niềm tin hay lối sống của họ miễn là họ không sử dụng hoặc ủng hộ bạo lực); nhằm đảm bảo các tù chính trị được đối xử công bằng, công khai và bình đẳng; nhằm bãi bỏ án tử hình, tra tấn và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo; nhằm chấm dứt các vụ ám sát chính trị và mất loại bỏ sự cưỡng bức cũng như chống lại mọi hành vi vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay do tổ chức khác gây ra.

Tựu chung lại, AI hoạt động nhằm bảo vệ Điều 18 và Điều 19 của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Liên hợp quốc, cụ thể, như

+ Giải phóng, đảm bảo công bằng và bình đẳng cho mọi tù nhân lương tâm.

+ Bảo đảm các phiên tòa diễn ra công khai và công bằng, tránh tình trạng bất công và ảnh hưởng đến nhân quyền của hững người là tù nhân.

+ Bãi bỏ các hình thức tử hình và mọi hình thức tra tấn hay đối xử tàn bạo với tù nhân;

+ Chấm dứt tình trạng khủng bố, giết chóc và mất tích “được nhà nước bật đèn xanh”.

+ Giúp đỡ những người là nạn nhân chính trị có chỗ nương náu.

+ Hợp tác với các tổ chức cùng mục đích chấm dứt những hành vi vi phạm nhân quyền.

+ Nâng cao cảnh giác về mọi hành vi vi phạm nhân quyền trên thế giới.

Bằng vào những điều trên, có thể thấy rằng mục đích hoạt động của AI là rất nhân văn, cao cả và tốt đẹp, đầy tính nhân văn và nhân ái. Thế nhưng, từ xưa đến nay, có không ít những tổ chức mà mục đích một đằng, hoạt động thực tế một nẻo. Và AI là một trong số đó.

THÀNH TỰU TRONG QUÁ KHỨ – BỊ CHỈ TRÍCH Ở HIỆN TẠI

Những hoạt động ban đầu của AI quả là rất tốt đẹp và đã lan tỏa được tinh thần nhân đạo, tương thân tương ái lớn lao trên thế giới. Chẳng thế mà như đã nói, AI phát triển khá nhanh, đến năm 1962 đã có các nhóm hoạt động ở các nước lớn như Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Canada, Malayxia, Mianmar, Ấn Độ và đến nay có mặt ở 162 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong những năm đầu, AI chỉ hoạt động tập trung vào những quy định liên quan đến tù chính trị trong Tuyên ngôn nhân quyền được công bố của Liên Hợp Quốc tại các Điều 18 và Điều 19. Tuy nhiên, nhận thấy các hình thức vi phạm nhân quyền có phạm vi rộng hơn, do đó AI mong muốn mở rộng sứ mạng để hoạt động đấu tranh cho những nạn nhân của các hình thức vi phạm nhân quyền khác. Riêng năm 2000, AI đã nhân danh 3385 cá nhân và cùng họ đấu tranh giành quyền lợi, qua đó đã cải thiện được điều kiện sống của tù nhân trong hơn một phần ba số trường hợp nhân danh này và góp phần bảo vệ được những điều bất công trong việc xử tử đối với những tù nhân lương tâm. Đến nay, trên thế giới có rất nhiều nhóm Ân xá quốc tế hoạt động với số lượng thành viên lớn.

Năm 1971, AI được tặng giải thưởng Nobel về hòa bình vì những hoạt động tích cực và có ý nghĩa trong việc đấu tranh dành nhân quyền trên thế giới.

Nhưng gần đây, vì những động cơ và mục đích khác nhau, AI đã có những phản ánh không khách quan, chính xác về tình hình nhân quyền đối với nhiều quốc gia  trên thế giới nên khi công bố những phản ánh đó đã vấp phải làn sóng dư luận mạnh mẽ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều cáo buộc xoay quanh vấn đề AI đã tự cấp cho mình quyền đứng trên pháp luật của các quốc gia bởi theo nguyên tắc pháp quyền, mỗi quốc gia đều có chủ quyền và có hệ thống pháp luật riêng, mọi tổ chức cá nhân đều phải chịu sự ràng buộc của pháp luật quốc gia đó và AI đang can thiệp sâu về những vấn đề nội bộ của quốc gia khi áp đặt và yêu cầu vô căn cứ đối với việc cư xử cũng như pháp luật của các quốc gia.

Xin dẫn chứng một loạt những bài phê bình, chỉ trích dưới đây của những học giả quốc tế dành cho AI, cho thấy rõ điều này:

  • Jonathan V. Last, Calling It Like They See It, FrontPageMagazine, ngày 3 tháng 4 năm 2003. Alleges AI has anti-American/Israel bias.
  • Christopher Archangelli, Amnesty for Iraq, FrontPageMagazine, ngày 24 tháng 4 năm 2003. Allages AI has anti-American bias regarding Iraq.
  • NGO Monitor Criticisms of Amnesty International – Points to a running list of criticism of various NGOs, AI in particular.
  • Michael Mandel, How America Gets Away With Murder: Illegal Wars, Collateral Damage and Crimes Against Humanity, Pluto Press 2004. Alleges AI is selective in defending “human rights”, in particular, regarding the US-Iraq war 2003, and the War in the Balkans.
  • Paul de Rooij, AI: Say It Isn’t So, CounterPunch, Oct. 31, 2002.
  • Paul de Rooij, AI: The Case of a Rape Foretold, CounterPunch, Nov. 26, 2003.
  • Paul de Rooij, AI: A false beacon?, CounterPunch, Oct. 13, 2004. Contains a reading list.

MỘT TỔ CHỨC ĐỘC HẠI VÀ TÀN NHẪN VỚI NHÂN VIÊN

Năm 2018, Một báo cáo cho thấy AI có một môi trường làm việc “độc hại”, với tình trạng bắt nạt, sỉ nhục công khai, phân biệt đối xử và lạm dụng quyền lực phổ biến. Báo cáo được tiến hành sau khi có hai nhân viên làm việc cho AI tự sát, cho thấy có một phong trào nguy hiểm “chúng tôi (nhân viên) chống lại họ (ban lãnh đạo AI)” và sự thiếu tin tưởng nghiêm trọng vào ban lãnh đạo cấp cao, điều này đã đe dọa uy tín của AIvới tư cách là nhà đấu tranh nhân quyền. Báo cáo cho biết thêm: “Khi những rạn nứt trong tổ chức và bằng chứng về chủ nghĩa chuyên quyền và đạo đức giả trở nên công khai, chúng sẽ được chính phủ và những chỉ trích hoạt động của AI sử dụng để hạ bệ tổ chức này trên toàn thế giới”.

Báo cáo do KonTerra Group thực hiện và do các nhà tâm lý học đứng đầu, nhằm xem xét các bài học kinh nghiệm sau các vụ tự tử vào năm 2018, cho thấy ban lãnh đạo thường xuyên sử dụng hành vi bắt nạt và sỉ nhục nơi công cộng. “Đã có nhiều báo cáo về việc các nhà quản lý coi thường nhân viên trong các cuộc họp, cố tình loại trừ một số nhân viên nhất định, hoặc đưa ra những nhận xét hạ thấp, đe dọa như: “Mày là đồ bỏ!” Hoặc: “Hãy nghỉ việc! Nếu mày ở trong vị trí này, cuộc sống của mày sẽ khốn khổ”.

Các chuyên gia tư vấn, tập trung vào Ban thư ký quốc tế của AI, cho rằng Ban này phần lớn hoạt động trong “tình trạng khẩn cấp” sau một quá trình tái cơ cấu để phân cấp và chuyển nhân viên đến gần cơ sở hơn ở những nơi có bất ổn và xung đột dân sự. Nhiều nhân viên tại AI mô tả công việc của họ là “rất thường xuyên căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý”. Văn hóa đối địch, thất bại trong quản lý và áp lực khối lượng công việc là những yếu tố đáng kể nhất cho các vấn đề bị cáo buộc.

Đánh giá dựa trên cuộc khảo sát 475 nhân viên (70%) của Ban thư ký quốc tế của AI, theo đó là các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Một số cho biết đã trải qua sự tồi tệ trong quá trình làm việc. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, từ “độc hại” đã được sử dụng để mô tả văn hóa làm việc của AI từ những năm 1990. Các cụm từ “đối nghịch”, “thiếu tin tưởng” và “bắt nạt” cũng vậy. Nhân viên đã tiết lộ nhiều lý do phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và giới tính và phụ nữ, nhân viên da màu và nhân viên LGBTQI bị nhắm mục tiêu hoặc đối xử bất công. “Theo địa vị và sứ mệnh của AI – bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền – số lượng đánh giá tiêu cực mà nhóm khảo sát nhận được về “bắt nạt”,”phân biệt chủng tộc” và “phân biệt giới tính” là đáng lo ngại. Nhóm khảo sát đã cung cấp một báo cáo riêng về các cáo buộc lạm dụng quyền lực, phân biệt đối xử và đối xử không công bằng cho Tổng thư ký của AI; Họ đã phát hiện nhiều trường hợp bị cáo buộc là thiên vị hoặc chuyên chế trong việc tuyển dụng và nhiều trường hợp “có vẻ được tuyển dụng mà không có quy trình hợp lý”.

Một trong những vấn đề mà tổ chức phải đối mặt là “văn hóa hy sinh”, trong đó nhân viên sẽ hy sinh lợi ích của bản thân để gánh vác khối lượng công việc khổng lồ – một trong những nguyên nhân khiến họ quá tải và kiệt sức. Rõ ràng, có thể thẩy AI không thể cố gắng để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn trong khi chính nó vẫn duy trì một cơ cấu tổ chức lạc hậu, chuyên chế và các hình thức lạm dụng quyền lực khác”.

Kumi Naidoo, tổng thư ký của AI đã đưa ra một kế hoạch cải cách vào cuối tháng Ba năm 2018. Các vấn đề về văn hóa làm việc của AI lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 5 cùng năm, khi tờ Times đưa tin Gaëtan Mootoo đã tự sát vì căng thẳng và làm việc quá sức. Sáu tuần sau, Rosalind McGregor, 28 tuổi, một thực tập sinh tại văn phòng AI ở Geneva, cũng tự sát tại nhà riêng của gia đình cô ở Surrey. Một nhân viên nói rằng phản ứng của tổ chức đối với cái chết của Mootoo “khiến nhiều người trong chúng tôi rất buồn”. “Cách họ thông báo, cách họ cố gắng che đậy”. AI đã lên tiếng không chịu trách nhiệm về cái chết của những người đó.

 

MỘT TỔ CHỨC BỊ CÁO BUỘC PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC

Ngày 20/4/2021, Ban thư ký quốc tế của AI công bố một báo cáo nội bộ cho biết 8 cựu nhân viên AI ở Anh (AIUK) cáo buộc tổ chức này “có văn hóa ưu ái \ người da trắng với các vụ việc phân biệt chủng tộc công khai”. Những người tố cáo đưa ra một tuyên bố kêu gọi các nhân vật cấp cao loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc có trong tổ chức này.

Báo cáo đã ghi lại nhiều ví dụ về các nhân viên bị cáo buộc phân biệt chủng tộc sau phong trào Black Lives Matter (Mỹ), bao gồm: Sự thiên vị mang tính hệ thống với nhân viên da trắng, nhân viên da đen bị chất vấn một cách vô tội vạ và không cần lý do, nhân viên dân tộc thiểu số bị gạt ra ngoài các dự án. Thiếu nhận thức hoặc nhạy cảm với các thực hành tôn giáo dẫn đến các nhận xét và hành vi có vấn đề.

Vào tháng 6 năm ngoái, hội đồng quốc tế của AI đã gửi một email tới các nhân viên đề cập đến phong trào Black Lives Matter và nạn phân biệt chủng tộc. Dẫn chứng từ việc giết chết George Floyd, báo cáo cho rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã trở nên đáng báo động tại cơ quan nhân quyền này. Đã có sự thiên vị và thiếu nhạy cảm trong cách cư xử của một số người tại ban thư ký quốc tế.

Báo cáo nội bộ dài 46 trang của AI đã tóm tắt: “Vẻ bên ngoài của AI rất khác với mặt bên trong của nó”, đồng thời nói thêm: “sự phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc đã tồn tại trong tổ chức của chúng ta, chúng ta phải giải quyết sự thiên vị đối với người da trắng ở bất cứ nơi nào nó tồn tại”.

8 nhân viên của AIUK đã kêu gọi giám đốc, đội ngũ quản lý cấp cao và hội đồng quản trị từ chức, tuyên bố ban lãnh đạo “cố ý ủng hộ phân biệt chủng tộc và làm hại nhân viên có nguồn gốc dân tộc thiểu số”. Odukoya, người làm việc trong các chiến dịch và đội tổ chức cộng đồng tại AIUK, nói rằng là một phụ nữ da đen, cô ấy thường xuyên suy kiệt về tinh thần khi ở trong một môi trường “thù địch với người da đen”. “Có một nền văn hóa bảo vệ người da trắng ở đây” – cô nói. Odukoya mô tả các đồng nghiệp tại AIUK nhận xét về mái tóc của cô ấy và yêu cầu được chạm vào nó và gọi cô ấy là “cô gái da đen”. Vào năm 2019, cô đã đưa ra đơn khiếu nại liên quan đến phân biệt chủng tộc và giới tính, cáo buộc rằng cô đã bị thao túng để làm việc trên mức lương của mình mà không có thù lao chính xác.  AIUK đã bác bỏ yêu cầu bồi thường nhưng đã đạt được thỏa thuận với Odukoya vào tháng 5 năm ngoái. Cô cho biết “Chúng tôi tham gia AI với hy vọng vận động chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền nhưng thay vào đó là sự thất vọng vì nhận ra rằng tổ chức này thực chất còn giúp duy trì chúng”.

Kieran Aldred, người đã làm việc cho AIUK và hiện là người đứng đầu chính sách của tổ chức từ thiện quyền người đồng tính Stonewall, cùng với các nhân viên hiện tại khác cáo buộc rằng ban lãnh đạo của AIUK đã kỳ thị nhân viên có nguồn gốc dân tộc thiểu số. Aldred, 31 tuổi, cho rằng nhân viên người dân tộc thiểu số bị phân biệt trong việc thăng chức, tang lương. Ông nói “Làm việc cho AIUK đã phá hủy sự tự tin của tôi. Tôi không nghĩ rằng mình đủ kỹ năng để làm công việc của mình, đến mức bất kỳ tổ chức nào thuê tôi, chưa nói đến việc thăng chức cho tôi, tôi đã bị trầm cảm và lo lắng liên tục”.

Kate Allen, giám đốc AIUKnói rằng đây là những lo ngại nghiêm trọng và đầy thách thức và cam kết các cáo buộc về phân biệt đối xử sẽ được xem xét và điều tra một cách nghiêm túc. “Chúng tôi biết sự hiện hữu của nạn phân biệt chủng tộc ở Vương quốc Anh nói chung và ở AI nói riêng. Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi phải thay đổi để trở nên tốt hơn”.

Rõ ràng, ngay chính tại trụ sở AI, đã và đang tồn tại những vấn đề nghiêm trọng nhất của nhân quyền. Làm sao có thể bảo vệ được người khác trong khi chính môi trường của AI đã tạo ra vô vàn những bất cập. Nên chăng, trước khi “cứu rỗi” người khác, AI hãy nghiêm túc nhìn nhận và cải tổ lại bản thân, để mình trở nên tốt đẹp hơn đã.

Lý giải nguyên nhân vì sao một tổ chức mang trong mình đầy rẫy vi phạm nhân quyền lại hàng ngày đi đòi “bảo vệ nhân quyền”, blogger Võ Khánh Linh cho rằng:

Thứ nhất, Ân xá Quốc tế đã trở nên quá kiêu ngạo. Từ ngày thành lập đến nay, họ đã hoạt động như một thứ công tố viên quốc tế, chuyên nhận đơn kiện và phán xét hành vi vi phạm nhân quyền của các nước. Tuy nhiên, nếu cơ quan công tố bình thường phải làm việc dựa trên lượng bằng chứng rất lớn mà cơ quan điều tra cung cấp, thì Ân xá Quốc tế lại làm việc chỉ dựa trên lời kể của phía nạn nhân. Nếu cơ quan công tố bình thường phải tranh luận với luật sư và chịu sự phán xét của tòa, thì Ân xá Quốc tế gần như không phải tranh luận với ai, và chỉ chịu sự phán xét của đám đông mà thường ngày vẫn đồng ý với họ. Vì bối cảnh này, các thành viên Ân xá Quốc tế mặc nhiên tự coi mình là người tốt, là anh hùng cứu thế giới, mà không hiểu rằng trong mình cũng có những cái xấu chỉ chờ cơ hội để bộc lộ ra. Trong một bộ máy hành chính quan liêu để quản lý 7 triệu người, những cơ hội như vậy rất dễ phát sinh, nhất là khi quyền lực trong guồng máy xuyên quốc gia đó hầu như không bị ai phê bình hoặc giám sát.

Thứ hai, guồng máy của Ân xá Quốc tế dễ nhập nhằng giữa lợi ích kinh tế và lý tưởng nhân quyền. Trong khi một công tố viên bình thường là người làm công ăn lương, thì thu nhập của Ân xá Quốc tế sẽ tăng lên theo số vụ “vi phạm nhân quyền” mà họ báo cáo. Như vậy, càng báo cáo ẩu và bới bèo ra bọ, Ân xá Quốc tế có thu nhập càng cao. Theo cách này, Ân xá Quốc tế chẳng khác gì một tổ chức dư luận viên quốc tế, một thứ chí phèo chuyên đi chửi thuê cho trật tự Mỹ.

Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *