Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
35833

Sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại các cơ chế của LHQ về quyền con người Kỳ 2: Hợp tác với các Thủ tục đặc biệt

 

Với chủ trương nhất quán là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm tại các cơ chế của LHQ về quyền con người như HĐNQ, Ủy ban 3 của ĐHĐ LHQ, ECOSOC nhằm mục tiêu chung là bảo đảm và thúc đẩy quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền.

Thiện chí hợp tác, đối thoại cởi mở

Cùng với việc tham gia tích cực vào các công việc của HĐNQ, Việt Nam còn chủ động trao đổi, đối thoại với các Thủ tục đặc biệt của HĐNQ và mời một số Thủ tục đặc biệt vào thăm Việt Nam. Trước năm 2011, Việt Nam mới chỉ đón 3 thủ tục đặc biệt, gồm Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 1998, Chuyên gia độc lập về các vấn đề thiểu sổ (tháng 7/2010), Chuyên gia độc lập về đói nghèo cùng cực và nhân quyền (tháng 8/2010).

Việt Nam bảo đảm các quyền và tự do của người dân theo đúng các chuẩn mực quốc tế

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã đón 5 thủ tục đặc biệt của HĐNQ[1], gồm Chuyên gia độc lập về nợ nước ngoài (tháng 3/2011), Báo cáo viên đặc biệt về quyền được hưởng thụ những tiêu chuẩn cao nhất có thể về y tế (tháng 12/2011), Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa (tháng 11/2013), Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng (tháng 7/2014), Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực (tháng 11/2017). Hiện, Việt Nam cũng đang chuẩn bị đón Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển vào thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp và sẽ xem xét đón một số Thủ tục đặc biệt khác trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nghiêm túc trả lời đầy đủ và đúng hạn các kháng thư liên quan đến Việt Nam nhằm phản bác những thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình nhân quyền Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam nhận được từ 10 – 15 kháng thư từ các Thủ tục đặc biệt đề nghị làm rõ về các cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Trong phần lớn các trường hợp, Việt Nam đã kịp thời cung cấp thông tin, phản bác lại các thông tin sai lệch, đồng thời tạo điều kiện các thủ tục đặc biệt có thể chứng kiến tận mă . Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do có khác biệt về giá trị, cách tiếp cận hoặc do chịu sức ép từ các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế về nhân quyền nên các thủ tục đặc biệt vẫn có kết luận tiêu cực về tình hình Việt Nam.

Các Thủ tục đặc biệt đánh giá cao tinh thần hợp tác, kết quả bảo đảm QCN ở Việt Nam

Qua các chuyến thăm này, các Thủ tục đặc biệt được tiếp xúc với đại diện các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cá nhân liên quan nhằm tìm hiểu tình hình thực tế về bảo đảm quyền con người trên những lĩnh vực cụ thể tại Việt Nam. Nhìn chung, các chuyến thăm đã diễn ra thuận lợi; các cuộc trao đổi, làm việc được tiến hành trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng.

Tại phiên báo cáo về chuyến thăm Việt Nam của các Thủ tục đặc biệt ở HĐNQ, hầu hết các Thủ tục đặc biệt đều đánh giá cao tinh thần hợp tác, quyết tâm chính trị, các chính sách và biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện, đồng thời đưa ra những khuyến nghị mang tính xây dựng nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền con người. Đặc biệt, Báo cáo viên đặc biệt về quyền văn hóa trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2013 rất ấn tượng trước sự đa dạng văn hóa giữa các vùng miền, các nhóm cộng đồng tại Việt Nam; đánh giá cao thành tựu Việt Nam đã đạt được trong bảo đảm và phát huy quyền văn hóa cho tất cả người dân.

Có thể nói, việc tăng cường đối thoại và đón các Thủ tục đặc biệt của HĐNQ vẫn là một chủ trương đúng đắn, góp phần thể hiện thiện chí hợp tác, đối thoại cởi mở của Việt Nam trong quan hệ với các cơ chế này và tuyên truyền thành tựu, chính sách và nỗ lực của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người thời gian qua.

Vũ Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *