Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16909

Sách của Phạm Đoan Trang: vì dân hay mị dân?

Nhân dịp được trao giải thưởng Prix Voltaire (03/06/2020), NXB Tự Do của Phạm Đoan Trang đã mở một đợt tuyên truyền về bản thân mình. Trong đó, họ đã sử dụng chiến thuật tuyên truyền dân túy để mô tả một sự đối nghịch giữa các hoạt động xuất bản “tự do” và các hoạt động xuất bản hợp pháp. Chẳng hạn, trong bài viết của Phạm Đoan Trang hôm 04/06, sự đối nghịch này được Đoan Trang tô vẽ, hiện lên như sau:

CÓ thể minh họa phân tích của Đoan Trang qua mô hình sau:

  Xuất bản “tự do” Xuất bản hợp pháp
Văn phong, thái độ

 

“Đối đầu, đối kháng, thách thức rõ rệt”; “như tát vào mặt công an và nhà nước”.

 

“Đàng hoàng, chính thống”; nhưng thực chất là “dối trá, giả dối, ngụy biện”.
Bố cục và nội dung sách

 

Nói ra những “điều gì là sự thật và có ích cho cộng đồng” “một cách đơn giản”. “Chìa bàn tay” cho người đọc; hướng dẫn người đọc “nghĩ và làm những việc đúng”; cung cấp cho người đọc những “giải pháp ngay lập tức”, “cực kỳ cụ thể và giản đơn”.

 

“Phương pháp tiếp cận hàn lâm, học thuật”. Sách “có đầy đủ những mục ‘Phương pháp nghiên cứu’, ‘Khung pháp lý’, ‘Cơ sở lý luận’, kèm các loại bảng biểu, số liệu thống kê v.v.” “lằng nhằng, khó hiểu”.

 

Đối tượng độc giả

 

“Những người dân thường, dân nghèo, mà ta quen gọi họ là ‘nhóm yếu thế’, ‘nhóm dễ bị tổn thương’”; “những người không có tiếng nói trong xã hội, vướng vòng lao lý, nhà tan cửa nát”.

 

Công chức hoặc trí thức quy phục chế độ (qua ví dụ về các tiêu đề sách).

 

Người xuất bản

 

Ai cũng có thể làm.

 

Phải xin phép Nhà nước.

 

 

Qua bảng trên, có thể thấy Đoan Trang muốn cài vào đầu người đọc một ấn tượng sai lầm, theo đó (1) Dân nghèo và Nhà nước hoàn toàn ở thế đối đầu nhau; và (2) NXB Tự Do đại diện cho dân nghèo và sự thật, còn các hoạt động xuất bản chính thống đại diện cho Nhà nước và dối trá. Lối tuyên truyền mang màu sắc dân túy này nhằm mục đích lôi kéo bộ phận dân khiếu kiện thiếu hiểu biết vào các hoạt động chống chế độ; và thuyết phục giới chống đối (bao gồm các nhà đầu tư) rằng NXB Tự Do đang đại diện cho đông đảo quần chúng bình dân ở Việt Nam.

Vấn đề của lối tuyên truyền này nằm ở chỗ:

(1) Nhà nước Việt Nam không thiếu những hoạt động dân vận nhắm vào các “nhóm yếu thế” và dùng ngôn ngữ dễ hiểu;

(2) “Giải pháp ngay lập tức” không phải là “sự thật”, nhất là khi nó được chính trị định hướng;

(3) Mô tả hiện thực phức tạp theo một cách đơn giản, kích động để lọt tai dân nghèo đang bức xúc thì cũng không khác gì bóp méo hiện thực;

(4) NXB Tự Do tồn tại nhờ lượng tiền đầu tư của các lực lượng chống Nhà nước Việt Nam, chứ không phải nhờ lượng đọc của các “nhóm yếu thế”.

(5) Nội dung các sách của Đoan Trang đều nhằm ca ngợi những “dân oan”, “dân chủ” như anh hùng, dẫn dắt phong trào dân chủ, ca ngợi những trang chống cộng lá cải, rẻ tiền như Nhật ký yêu nước, Dân Làm báo là trang khách quan, đa chiều, đúng đắn, lấy lý luận từ sách vở học giả cổ súy CNTB là “kim chỉ nam”, cho những hoạt động biểu tình, gây rối, tấn công công an là dân chủ, đấu tranh nhân quyền…

Qua một số bài viết, comment của giới chống Cộng, có thể thấy họ thừa hiểu bản chất của quan hệ giữa họ và các nhóm “dân oan”. Đó là một quan hệ kiểu đồng sàng dị mộng, trong đó giới chống Cộng muốn huy động “dân oan” biểu tình để lật đổ chế độ, còn đa số “dân oan” chỉ muốn giải quyết vụ kiện của mình để đạt được lợi ích kinh tế. Vì vậy, thay vì giúp “dân oan” đạt được những lợi ích mà họ thật sự muốn, lối tuyên truyền dân túy của Phạm Đoan Trang thiên về việc lợi dụng “dân oan”. Dù Đoan Trang có thể khắc phục mặt trái này bằng cách viết sách theo hướng khách quan, trung tính hơn; bài viết trên cho thấy Trang chưa có ý định làm điều đó.

Tác giả: Đức Thái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *