Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19612

RSF và trò “đánh lận con đen”

 

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) với cái nhìn thiếu thiện chí mới đây lại tung ra chiêu bài quen thuộc xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí đối với Việt Nam thông qua cái gọi là “Bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí thường niên”, mà vẫn luôn xếp Việt Nam ở vị trí áp chót bảng. Lý mà họ đưa ra không gì khác vẫn là Việt Nam kiểm soát “bóp ngẹt” tự do internet, bắt giữ, giam cầm nhiều nhà báo nhất trên thế giới…

Đúng như báo chí Việt Nam nhiều lần lên tiếng, núp danh bảo vệ tự do báo chí, RSF thực chất chỉ “bảo vệ” thành phần tuyên truyền, chống phá Việt Nam, suy tôn những cây viết mạng thành “nhà báo” rồi vu cáo Việt Nam đàn áp, bắt bớ họ, rồi thu thập “căn cứ về vi phạm tự do báo chí Việt Nam” qua những thành phần nặng hận thù, chống phá Việt Nam này  thành cái gọi là “báo cáo” và “xếp hạng”. Họ có tình lờ tịt đi thực tế không thể phủ nhận ở Việt Nam như:

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xem đó như điều kiện đảm bảo dân chủ và phát triển xã hội. Vậy nên từ Hiến pháp đầu tiên (năm 1946) cho đến Hiến pháp mới nhất đều khẳng định quyền này của công dân được Nhà nước bảo đảm và cụ thể hóa trong Luật Báo chí và các văn bản luật liên quan.  Thực tiễn với hệ thống 816 cơ quan báo chí đồ sộ, 72 đài phát thanh – truyền hình, khoảng 17.000 người được cấp thẻ nhà báo  đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.  Về đảm bảo tự do ngôn luận thì tốc độ, sự thông thoáng, thuận lợi thủ tục và giá bình dân khiến cho Việt Nam nằm trong số quốc gia phát triển Internet hàng đầu thế giới. Với  hơn 77,93 triệu người dùng Internet đến đầu năm 2023, Việt Nam đứng thứ 13 thế giới, thứ 8 châu Á và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng người sử dụng internet Chính sự phát triển nhanh, đa dạng, phong phú của các phương tiện thông tin đại chúng và internet cho thấy, quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin ở Việt Nam được tôn trọng, đảm bảo và phát triển mạnh mẽ.

Thứ hai, RSF không phân biệt hành vi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí với hành vi vi phạm pháp luật mà được chính Công ước quốc tế về các quyền dấn sự, chính trị xác lập và khắp các quốc gia trên thế giới đều thực hiện  uy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận trong một số trường hợp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội, phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần chỉ rõ: Ở Việt Nam chỉ có nhà báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ hành nghề, còn những người lập blogger, Facebook, Youtube… viết ý kiến cá nhân, họ không phải là nhà báo. Việc nhập nhèm “đánh lận con đen” giữa nhà báo với người viết blogger, Facebook, Youtube hay đánh lập giữa hành vi bày tỏ chính kiến hợp pháp với lợi dụng để vi phạm pháp luật, Ở  Việt Nam không có nhà báo nào hành nghề chân chính mà bị bắt giữ, bị bỏ tù như RSF cáo buộc mà chỉ có công dân vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của luật pháp. Việc điều tra, xét xử họ được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Với những chứng cứ phạm tội rõ ràng, trước tòa họ phải cúi đầu nhận tội. Việt Nam không bỏ tù bất kỳ ai một cách vô cớ như các thế lực thù địch và một số tổ chức thiếu thiện chí nhận xét.

Thứ ba, chính cách làm việc mang tính định kiến và phục vụ cho định kiến đó nên RSF tự đánh mất hình ảnh và sứ mệnh của mình đúng như  A. Mueller (A. Muy-lờ) – nhà báo danh tiếng, từng là Trưởng ban kế hoạch Văn phòng Thủ tướng và dân biểu Quốc hội Đức, đánh giá: xem bản đồ một cách tổng thể sẽ thấy theo xếp loại “tự do báo chí” của RFS thì người tốt và kẻ xấu trên thế giới đang ở đâu; nhưng RFS áp dụng những tiêu chí bằng hình thức rất tương đối: quốc gia nào theo RFS là “ngược đãi phương tiện truyền thông và các nhà báo” thì quốc gia đó sẽ bị đưa vào vị trí xếp hạng mầu đen, còn các tập đoàn phương tiện truyền thông cỡ lớn ngược đãi các nhà báo, thì được gọi là “tự do báo chí”!. A.Mueller cho rằng ở CHLB Đức có sự tích tụ rất lớn phương tiện truyền thông vào tay vài ông chủ như tập đoàn Springer, Bertelsmann, Holtzbrinck, Burda, Schaub và một loạt nhà độc quyền khu vực, nhóm độc quyền. Ở đây, chủ sở hữu phương tiện truyền thông dùng quyền lực đày đọa các nhà báo, các ông chủ này chỉ bị chi phối bởi quyền lợi chính trị và kinh tế. Cổng Internet Dịch vụ báo chí nhân đạo ngày 21-6-2016 đưa tin về một trường hợp như vậy với tên bài Tự do báo chí – Một biên tập viên trung trực của tờ Suedkurier bị cho ra rìa về việc một nhà báo có uy tín bị xử lý vì thẳng thắn lên tiếng không né tránh các quyền lợi chính trị của thị trưởng TP Konstanz (Khon-xừ-thăn-xư) và các quyền lợi kinh tế của nhà xuất bản. Đây là hiện tượng điển hình phổ biến có thể tìm thấy ở nhiều vùng của nước Đức: tự do báo chí đang thật sự bị chà đạp bằng bàn chân, trong khi đó những bài hát ca ngợi tự do báo chí theo hình thức vẫn được hát vang lên… Các nhóm độc quyền và nhà độc quyền khu vực thường gộp các phương tiện truyền thông như ấn phẩm báo in, đài phát thanh ở khu vực và địa phương,… thành một tổ hợp. Hậu quả là các chính trị gia địa phương trong nhiều khu vực của Đức được kèm cặp bởi một chủ sở hữu phương tiện truyền thông duy nhất.

Tham khảo https://nhandan.vn/rsf-va-cai-goi-xep-hang-tu-do-bao-chi-ky-1-post268783.html

Những nhìn nhận, đánh giá của RSF cho thấy, họ đang cố tình xuyên tạc sự thật, vu khống Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhằm mục đích, động cơ chính trị đen tối. Nhưng sự thật mãi là sự thật. Những thành tựu trong đảm bảo quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nói riêng ở Việt Nam thời gian qua được người dân và thế giới ghi nhận đã chứng tỏ những cáo buộc của các thế lực thù địch và một số tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam là hồ đồ, vô căn cứ và hoàn toàn sai trái./.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *