Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
36097

Phân biệt nội dung “Ký” và “Phê chuẩn” của các nước khi muốn tham gia Công ước quốc tế Quyền trẻ em?

“Ký và phê chuẩn” có sự giống nhau và khác nhau

  1. Sự giống nhau: Đây đều là việc cam kết của một quốc gia muốn trở thành quốc gia thành viên
  2. Sự khác nhau:

2.1. Việc “Ký”

– Việc “Ký” diễn ra trước “Phê chuẩn”

– Việc “Ký” chỉ là sự tán thành ban đầu của Quốc gia, do đại diện của Quốc gia ký, thể hiện quốc gia đó có dấu hiệu dự định tiến hành xem xét kỹ điều ước quốc tế  để xác định lập trường của mình về văn bản quốc tế này

– Việc “Ký” không ràng buộc về mặt pháp lý

– Một quóc gia có thể chỉ “Ký” mà không “Phê chuẩn” , “Ký” không có nghĩa là quốc gia đó sẽ “Phê chuẩn”

(Việt Nam ký ngày 26-1-1990, và phê chuẩn ngày 20/02/1990;

Mỹ đã ký nhưng hiện nay vẫn chưa phê chuẩn)

2.2. Việc “Phê chuẩn”

– Diễn ra sau khi “Ký”

– Thể hiện sự ràng buộc về mặt pháp lý

– Quốc gia phải được bàn bạc biểu quyết thống nhất

– Chính phủ (thường là Bộ Ngoại giao) gửi thông báo việc phê chuẩn tới Tổng thư ký Liên Hợp quốc, ngày Tổng thư ký Liên Hợp quốc nhận được văn bản, được tính là ngày “Phê chuẩn” hay “Gia nhập” của quốc gia đó

– Khi đã “Phê chuẩn” thì quốc gia đó phải thực hiện nghĩa vụ của Quốc gia thành viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *