Sau lễ quốc tang cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, những cây bút “chống cộng” lại ra sức đâm chọc, công kích, bôi nhọ chế độ. Chẳng hạn như những suy diễn chủ quan của Song Chi trong bài viết “Phía sau những đám tang lớn của chế độ” ngày 30/7/2024 bôi đen sự thật khi quy chụp rằng vì tình trạng “nhạt đảng, khô đoàn, xa rời lý tưởng, tự diễn biến” trong Đảng đang diễn ra “rất nhiều” và tham nhũng ngày càng “kinh khủng”, nên Đảng Cộng sản Việt Nam phải tổ chức tang lễ “to” cho Tổng Bí thư và “dùng hình ảnh một người cộng sản thanh liêm để cố vớt vát bộ mặt của đảng, của chế độ”. Rồi ba ta còn suy diễn thiển cận rằng tổ chức tang lễ cho những lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam chỉ nhằm mục đích “trưng ra với người dân và quốc tế hình ảnh đoàn kết một lòng trong nội bộ đảng cộng sản, nhằm cố gắng dẹp đi dư luận về sự bất hòa hay khủng hoảng bên trong”.
Bất cứ người dân nào chững kiến diễn biến tình hình đất nước đều thấy luận điệu xuyên tạc của Song Chi thật nực cười. Vì, khi đã có bất ổn và chia rẽ, bất hòa và khủng hoảng như Song Chi bịa đặt thì tất yếu không thể có một khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong toàn dân những ngày vừa qua.
Trước hết, cần phải nhắc để Song Chi hiểu rằng, với người dân các dân tộc phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì việc tổ chức lễ tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngoài sự kính trọng, lòng biết ơn, sự tri ân của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân, còn là “nghĩa tử nghĩa tận” với những người con đã có những cống hiến to lớn. Trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, họ luôn là những người cộng sản trí tuệ, mẫu mực, kiên trung, bản lĩnh; là người con trung hiếu, vẹn tình, trọn nghĩa của Tổ quốc và Nhân dân… Vì thế, những lễ tang đó; những bài báo, bài thơ, bài hát với những ngôn ngữ, lời lẽ tốt đẹp nhất dành cho vị Đại tướng huyền thoại và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (“người đốt lò vĩ đại”, “người cộng sản cuối cùng”, “nhà lãnh đạo lỗi lạc”…) cũng như việc cả nước coi sự ra đi của Đại tướng và Tổng Bí thư là “sự đau thương mất mát lớn của dân tộc, đất nước” cũng chính đạo lý, là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là sự trân trọng, là tình người, chứ không phải “đối với nhà cầm quyền, những đám tang lớn hiếm hoi này là cơ hội để đánh bóng, tô son trát phấn cho chế độ, để cố gắng đề cao tính chính danh của đảng với trong nước và thế giới” như Song Chi và các thế lực thù địch xuyên tạc.
Dù cho Song Chi và đồng đảng có suy diễn, bẻ cong sự thật thế nào đi chăng nữa thì những câu chuyện truyền kỳ, những “huyền thoại” về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng vẫn lưu truyền mãi; vẫn gắn liền và đồng hành cùng dân tộc trong hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Cứ sau mỗi một “mất mát lớn” thì lòng yêu nước, niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào Đảng lại càng được củng cố; khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, giữa Đảng với Nhân dân, giữa Quân với Dân càng thêm gắn kết. Bởi đó là những trăn trở, tâm huyết, căn dặn, chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục được thấu triệt từ nhận thức đến hành động để lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng đặt ra. Bởi đó cũng chính là càng trân trọng sự nỗ lực, phấn đấu, cống hiến của những người con ưu tú của dân tộc thì toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân Việt Nam càng chung sức, đồng lòng và quyết tâm xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, phát triển bền vững hơn trên con đường đi tới tương lai tươi sáng.
Đồng thời, tình cảm, sự trân trọng, kính mến, tiếc thương một Tổng Bí thư đã hết lòng vì Đảng, vì Nước, vì Dân càng khẳng định một sự thật không thể phủ nhận là: Con đường cách mạng Việt Nam – con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, nhân dân, các thế hệ cách mạng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lựa chọn và kiên trung đoàn kết/không tiếc công sức/nỗ lực phấn đấu/kiên trì thực hiện là hoàn toàn đúng đắn!