Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
88250

Bảo vệ quyền của người mang thai hộ Kỳ 2: Pháp luật Việt Nam về quyền của người mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một trong những quy định mới được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HNGĐ) năm 2014, mở ra niềm hi vọng mới cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi quy định này, nảy sinh nhiều vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện, trong đó có vấn đề bảo vệ quyền của người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Mang thai hộ

Trước nhu cầu ngày càng cao của các cặp vợ chồng hiếm muộn cũng như nhằm tránh tình trạng các lợi dụng mang thai hộ để trục lợi, Việt Nam đã kịp thời sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan về vấn đề mang thai hộ. Trong đó, cụ thể hóa các chủ thể, quyền và nghĩa vụ các bên, chế tài pháp lý…, cụ thể

Trước hết, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại, mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con, ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con (Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Như vậy, Việt Nam chỉ cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà không cho phép mang thai hộ vì mục đích thương mại (trường hợp một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác).

Thứ hai, về các quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ. Theo Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người mang thai hộ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; được hưởng chế độ thai sản về lao động và bảo hiểm xã hội; quyền yêu cầu người nhờ mang thai hộ chăm sóc sức khỏe sinh sản; quyền yêu cầu Tòa án buộc người mang thai hộ nhận con nếu họ từ chối,… Có thể thấy, người mang thai hộ cũng được hưởng các quyền tương tự như những người phụ nữ mang thai khác trong quá trình mang thai và sẽ chấm dứt được hưởng các quyền này trong thời gian tối đa là 60 ngày tính theo ngày sinh (không phụ thuộc vào thời gian giao đứa trẻ) và hưởng chế độ khác theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019.

Thứ ba, về các văn bản khác có liên quan đến quyền và lợi ích của người mang thai hộ. Những hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử phạt hành chính mà không bị xử lý hình sự. Pháp luật Việt Nam rất nhân văn trong việc nhìn nhận họ là đối tượng yếu thế vì việc họ chấp nhận thực hiện hành vi như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân như rủi ro trong quá trình mang thai và nếu như người nhờ họ mà không nhận con thì người mang thai phải làm cha mẹ và nuôi đứa trẻ đó. Ngoài ra, với các hành vi sử dụng phụ nữ để mang thai hộ nhằm mục đích kinh tế sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *