Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
23662

Phải chăng Dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel nối gót dân biểu Loretta Sanchez?

 

Trên VOA Tiếng Việt, bà dân biểu Hoa Kỳ Michelle Steel vừa thúc giục Ngoại trưởng Antony Blinken đưa Việt Nam vào danh sách các “Quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo khi cho rằng tình trạng vi phạm nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng của chính phủ Hà Nội ngày càng trầm trọng…

Tìm hiểu về bà dân biểu này mới thấy, hoạt động chống Việt Nam cực đoan không khác nào dân biểu Loretta Sanchez, công khai hậu thuẫn, hợp tác với các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở Mỹ. Không phải tự dưng mà các trang chống cộng hải ngoại háo hức chào mừng bà ta đắc cử. Bởi vậy, chỉ cần nghe qua giọng điệu trên, dư luận người Việt Nam chân chính ở cả trong và ngoài nước đã hiểu dụng ý của bà Michelle Steel – một người có sẵn định kiến và quyền lợi thiếu thiện chí với Việt Nam.

Cần khẳng định một điều rằng, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần chính đáng của con người. Chính vì vậy, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trong chương trình hành động của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh chính sách “tín ngưỡng tự do và Lương, Giáo đoàn kết”, coi đó là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam. Từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do thờ cúng, thực hành tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách này đã được thể chế hóa bằng pháp luật, như tại Điều 16, 24 Hiến pháp 2013 quy định rõ  nguyên tắc không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” và “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”

Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, sửa chữa và xây dựng cơ sở thờ tự theo quy định của pháp luật. Nhà nước chủ trương giao đất cho cộng đồng tín đồ sử dụng lâu dài và đất đai của tôn giáo không phải chịu thuế như các loại đất khác. Luật pháp Việt Nam cũng nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, cưỡng ép dân theo đạo, bỏ đạo hoặc phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo (Luật Tín ngưỡng, tôn giáo) và quy định các hình phạt thích đáng đối với các tội danh này (Bộ Luật Hình sự). Các quy định pháp lý trên hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung về tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã được nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và nhiều loại hình tín ngưỡng. Khoảng 80% người dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Số tín đồ các tôn giáo tăng nhanh trong thời gian qua. Theo Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đến năm 2023 Nhà nước Việt Nam đã công nhận 43 tổ chức tôn giáo, với 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước. Mọi sinh hoạt tôn giáo cá nhân của tín đồ, chức sắc thuộc các tôn giáo được thực hiện bình thường. Ngoài ra, còn hàng chục triệu người tin theo các tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng dân gian của người Kinh, tín ngưỡng nguyên thủy của các dân tộc thiểu số. Khách du lịch và người nước ngoài đến Việt Nam rất dễ dàng chứng kiến số người đi lễ chùa, đến nhà thờ và tham dự các lễ hội tín ngưỡng rất đông.

Số nhà thờ, đền, chùa, thánh thất và nơi thờ tự không ngừng tăng. Đến nay, Việt Nam có khoảng 29.658 cơ sở thờ tự. Cùng với đó, số chức sắc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp cũng không ngừng tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tâm linh của nhân dân. Hiện nay, Việt Nam có hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc. Các chức sắc tôn giáo cũng có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân như mọi công dân khác theo quy định của Hiến pháp. Trong Quốc hội Việt Nam hiện nay có 5 đại biểu, ngoài ra còn có hàng nghìn chức sắc tôn giáo là đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.

Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo được Nhà nước tạo điều kiện để giao lưu quốc tế và đi đào tạo ở nước ngoài. Rất nhiều cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài cũng đã vào Việt Nam để hoạt động tôn giáo và giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam. Đoàn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng đã tới Việt Nam và có nhiều cuộc tiếp xúc với đại diện các tôn giáo của Việt Nam… Có thể khẳng định, chưa bao giờ các tôn giáo ở Việt Nam có điều kiện hoạt động thuận lợi như hiện nay.

Những giọng điệu của bà Michelle Steel chứng tỏ bà ta chẳng hiểu gì về nhân quyền nói chung và đời sống tôn giáo nói riêng ở Việt Nam. Đúng như cậu ngạn ngữ, không biết thì đừng nói bừa, phán bậy hoặc bản chất bà ta để duy trì là phiếu ủng hộ từ cộng đồng người Việt chống cộng ở địa hạt nên phải bao che, dung túng và hậu thuẫn cho phần tử đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước Việt Nam. Việc làm của bà  Michelle Steel còn là hành động trắng trợn can thiệp công việc nội bộ, xuyên tạc, vu khống Nhà nước Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *