Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33179

Ông Mạc Văn Trang: đừng vì lật sử mà để người đời phỉ nhổ!

 

Kẻ trở cờ đã nguy hại, nhưng kẻ trở cờ có trình độ càng thâm hiểm và nguy hại, Ông Mạc Văn Trang là điển hình, khi ngày ngày ông ta giả giọng “yêu nước thương dân” nhằm kích động chống Đảng, phá hoại đất nước. Một ví dụ điển hình là bài viết  “Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc khổ như thế nào?” đang được các trang phản động tung hô, quảng bá.

Trong bài này, ông ta liệt kê 8 nỗi khổ của người dân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ như :(1)Khổ vì đói, không có gì để ăn, thóc làm ra phải đưa ra chiến trường, theo khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân”;(2)Khổ vì làm việc quá sức theo khẩu hiệu “mỗi người làm việc bằng hai”;(3)Khổ vì chạy sơ tán khỏi thành thị, khiến người một nhà phải ly tán;(4)Khổ vì phải dồn sức phục vụ chiến đấu, tất cả cho tiền tuyến;(5)Khổ vì chạy báo động gây náo loạn cuộc sống thường nhật;(6)Khổ vì bị ném bom, bị bắn phá gây tang thương;(7)Khổ vì cơ chế bao cấp, bị ngăn sông, cấm chợ;(8)Khổ vì “vĩ thanh” hãnh diện dân tộc làm cái cớ để “kể công” với Đảng kiểu “Gạo của Dân, sức của Dân mới có dồi dào để dâng cho cách mạng đấy ạ. Đảng, “Cách mạng” nhờ Dân mà sống sót, thành công…Bây giờ nghĩ xem “cách mạng” đối với Dân thế nào, nhất là các Dân tộc Tây Nguyên?” và rồi ông ta giở giọng hối hận,  than thân trách phận kiểu “biết những chuyện TA tự làm khổ TA để mà kinh hãi, để đừng thêm những chuyện vô minh vào trang sử của thời đại văn minh”.

Rõ ràng, ông ta quay chĩa mũ giáo vào phán xét lịch sử bằng cách đặt người dân thành “nạn nhân” của cuộc chiến tranh, bị Đảng lợi dụng. Mưu đồ thâm hiểm nhằm xét lại lịch sử, chia rẽ dân với Đảng với cách diễn đạt tinh vi, khôn khéo.

Trước hết, trò hề coi dân vừa là khổ chủ, vừa là nạn nhân của thời chống Mỹ. Cách liệt kê nỗi khổ của ông ta, như thể người dân bị đẩy vào cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước nên mới “khổ vì đói”, khổ vì phải dành lương thực cho chiến trường, khổ vị bị ném bom, khổ vị bao cấp, khổ vì ngăn sông cấm chợ, khổ vì “hãnh diện dân tộc”  mà không phải họ là chủ thể của cuộc chiến tranh đó, họ bị áp bức, bóc lột dưới gót giày quân xâm lược, nổi dậy theo Đảng đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập, có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ.

Thứ hai, phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng. Ông Trang nói “Đảng chỉ có khẩu hiệu…”, còn lại tất cả là của dân, sức dân, tính mạng của dân, nỗi bi ai, chìm nổi đè lên số phận người dân.

Thứ ba, ông ta kích động người dân “đừng thêm những chuyện vô minh vào trang sử của thời đại văn minh”, ý là rút kinh nghiệm từ quá khứ, giờ đừng theo Đảng trở thành kẻ “vô minh”.

Đúng là giọng lưỡi của con rắn độc giả giọng người!

Thời chống Mỹ, kéo dài 21 năm đằng đẵng với biết bao nỗi gian truân, như một trong những thử thách lịch sử khốc liệt nhất đối với dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Một dân tộc còn nghèo nàn và lạc hậu, vừa đi qua hơn 80 năm bị thực dân Pháp đọa đày tàn bạo, vừa trải qua 9 năm trường kỳ kháng chiến, đất nước chưa trọn niềm vui sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng bào hai miền Nam-Bắc đợi chờ ngày hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất giang sơn gấm vóc, vậy mà…kẻ thù từ bên kia bờ Đại Tây dương đã đem súng đận khoác cái áo “nền dân chủ” phương Tây để áp đặt lên phần nửa bờ nam sông Bến Hải, biến cầu Hiền Lương thành chứng vật chia cắt 2 nửa thân hình Tổ quốc. Đã nói tới chiến tranh, nhất là chiến tranh giữa một dân tộc nhỏ yếu với một siêu cường đế quốc, thì làm sao lại có được cuộc đời sung sướng. Xưa nay, trên thế gian này tất thảy mọi cuộc chiến tranh đều là nỗi đau trần thế của nhân loại. Chiến tranh thế giới thứ 2 là một ví dụ gần nhất. Chiến tranh Việt Nam do đế quốc Mỹ tiến hành là một điển hình của chiến tranh hủy diệt, hủy diệt con người, hủy diệt quyền độc lập, tự do của một dân tộc, hủy diệt lương tri và phẩm giá loài người, đế quốc Mỹ muốn Việt Nam phải cúi đầu khuất phục trước uy lực siêu cường.

Nhưng, với tinh thần “Không có gì quí hơn độc lập, tự do”, cả dân tộc Việt Nam đã chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử, tiêu điểm của thời đại tranh đấu vì lương tri và phẩm giá, cho nên buộc phải chấp nhận vượt qua mọi thử thách mang tính thời đại, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu không gian tự do đời tư, hy sinh hạnh phúc riêng vì hạnh phúc nhân dân, hết thảy vì Tổ quốc trên hết. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, miền Nam chịu nỗi đau tận cùng của sự hủy diệt, ngày mỗi ngày đối mặt với bầy quỉ nói tiếng người, đội lốt dân chủ, văn minh; còn miền Bắc gồng mình với gánh nặng giang sơn, vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương, đôi vai trần gồng gánh non song, thân gầy guộc chở che đất nước. Trong hoàn cảnh lịch sử éo le như vậy, nào có ai được thụ hưởng hạnh phúc riêng tư, đến như Bác Hồ mà cũng phải chịu cảnh “miếng cơm ăn bỗng nghẹn/một nửa còn cay đắng – miền Nam”. Những cảnh mà ông Trang kể lại trong bài viết ngắn của mình chỉ mới là một hạt bụi nhỏ nhoi trong bể dâu phong trần với cả ngàn vạn nỗi khổ mà người dân miền Bắc phải trải qua thời chống Mỹ. Hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam nói riêng, của bất kỳ dân tộc nào khác trên thế gian này cũng đều phải trả bằng xương máu và nước mắt.

Không biết ông Trang gọi cái gì là “hữu minh”, cái gì là “vô minh”? Ông ta chế nhạo tư duy của một chính đảng, hạ thấp ý chí, quyết tâm chống giặc xâm lược, tự nguyện xin ra chiến trường là “vô minh”?.

Ngày xưa, khi chống giặc Minh, nghĩa quân Lam Sơn phải tập hợp “bốn phương manh lệ”, “nằm gai nếm mật”, “hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước “đầu dám thay đầu, chân tiếp chân”. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2, bộ đội ta đã xả thân vì nước “máu trộn bùn non/gan không núng, chí không mòn”. Trong cuộc trường chinh chống Mỹ, dân tộc Việt Nam đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay là lịch sử của lòng yêu nước, của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, của sự hy sinh vô bờ bến vì tính “vĩ thanh dân tộc” luôn chảy trong huyết quản mỗi người Việt Nam yêu nước: “ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc”. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần bất tử trong chiến tranh vệ quốc của Việt Nam ở thế kỷ XX là một phần xương máu của sự trường tồn dân tộc, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc cường thịnh.

Khuyên ông Mạc văn Trang nên thấm thía câu nói của cha ông ta: kẻ bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn ta bằng đại bác. Khi ông tự chĩa súng  vào lịch sử hào hùng của dân tộc thì chính ông ta đang tự đào mồ chôn tên tuổi, danh dự của chính bản thân, ô uế dòng tộc, khiến người người phỉ nhổ

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *