Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26731

Nỗi ấm ức của bà Giám đốc HRW dịp Ngày Nhân quyền quốc tế!

Dịp Ngày quốc tế nhân quyền, thành phẩn, tổ chức chống phá Việt Nam về nhân quyền lại ra sức xuyên tạc và bôi nhọ nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ nhân quyền. Chẳng hạn như nhận định mới đây của bà Elaine Pearson, giám đốc Ban  Á châu của cái gọi là “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền” (Human Rights Watch, viết tắt là HRW): “tuyên bố:  “Trong nỗ lực phát triển quan hệ chặt chẽ hơn, cách chính phủ dân chủ như Úc, các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ không nên bỏ mặc các tù nhân lương tâm Việt Nam. Làm như thể chỉ mời gọi chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp quyền tự do ngôn luận và các tiếng nói phản biện, điều mà bất kỳ bất kỳ chính phủ quốc gia nào cũng nên cho phép”. Phát ngôn này của nhân viên HRW lập tức thu hút phản ứng bức xúc, lên án từ người dân trong nước

Phần lớn các ý kiến cho rằng, HRW và bà Elaine Pearson nhân danh “theo dõi nhân quyền”, nhưng lại theo dõi bằng cái nhìn…méo xệch.

Trước hết, bà ta đã cố ý phớt lờ những nỗ lực đảm bảo nhân quyền của Việt Nam cả về chủ trương, đường lối, chính sách (như: tích cực, chủ động tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hiệp quốc (LHQ); phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của LHQ về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động thế giới; xây dựng hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó Hiến pháp năm 2013 là điểm nhấn quan trọng nhất của hoạt động lập hiến về quyền con người với 36 điều quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân…), lẫn những kết quả cụ thể, thành tựu to lớn trong các lĩnh vực: kinh tế xã hội và văn hóa (đặc biệt là trong xóa đói giảm nghèo, trong bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương…, từng được được nhiều tổ chức quốc tế (như Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc về Phát triển con người toàn cầu 2021-2022; Tổ chức Cứu trợ Trẻ em; PLAN – tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm, và làm việc trên 48 quốc gia…, Hội đồng nhân quyền LHQ) thừa nhận và khẳng định, thì HRW và bà Elaine Pearson chỉ chăm chăm xoáy vào cái gọi là “quyền tự do ngôn luận và các tiếng nói phản biện”.

Từ cái nhìn lệch lạch này, họ la hét bênh vực, cổ vũ một số phần tử vi phạm pháp luật, chống đối nhà nước Việt Nam; tôn vinh các phần tử đó như những “nhà nhân quyền”, “nhà dân chủ”.

Chưa hết, để tiện bề vu cáo nhà nước Việt Nam, đánh động dư luận quốc tế, HRW a dua, phụ họa với một tổ chức thiếu khách quan khác vẽ ra một thuật ngữ pháp lý không thể chấp nhận/ không thể tìm ra, có tên “tù nhân lương tâm” như một    điển hình đánh tráo khái niệm, dành cho những kẻ từng ra trước vành móng ngựa như Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng…

Liên quan những đối tượng trên, thiết nghĩ, chẳng cần nói nhiều, bởi dư luận đều đã biết tường tận nhân thân, bản chất cùng những hành vi khiến họ đang “bóc lịch” trong “kho”. Tuy nhiên, để phơi bày thêm nhìn méo mó về nhân quyền cùng  sự gà mờ về thời thế của HRW và bà Elaine Pearson, xin nêu sự kiện liên quan  một bức thư ví như trò…lố của bà Elaine Pearson.

Số là, 10 ngày trước chuyến thăm Việt Nam (10-11/9) của ông Joe Biden – tổng thống Mỹ, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Elaine Pearson, trong tư cách Giám đốc Ban  Á châu của HRW, đã gửi tới ông chủ Nhà trắng một lá thư.

Trong thư, bà Elaine Pearson không che giấu động cơ của của mình, cũng là động cơ của HRW” coi chuyến công du của ông Biden là “cơ hội quan trọng để nhắc lại và khuếch trương các quan ngại về hồ sơ đàn áp nhân quyền của chính quyền Việt Nam”. Từ động cơ đó, bà ta đã khẩn thiết đề nghị ông Biden “công khai nêu các quan ngại về nhân quyền trước và trong chuyến thăm, đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam phóng thích các tù nhân chính trị và cam kết thực hiện các cải cách cần thiết…”.

Nực cười là, như một người hoang tưởng về sứ mệnh, lại thêm ảo tưởng về vị thế, bà Elaine Pearson còn làm cái việc ví như gây sức ép để ông chủ Nhà trắng phải có trách nhiệm “uốn nắn” Hà Nội hiểu ra rằng: “Thực thi các quyền con người cơ bản không thể bị coi là tội phạm, và quan hệ Việt-Mỹ sẽ không bao giờ phát huy hết tiềm năng trừ khi Việt Nam nới lỏng chính sách đàn áp và cải thiện hồ sơ về nhân quyền…”.

Nếu tin vào sức nặng lá thư, nhiều người hẳn sẽ bi quan rằng: cho dù háo hức và cập rập tới nỗi bỏ cả việc trọng ở hội nghị cấp cao Đông Á tại Indonesia (cử phó tổng thống đi thay), rút ngắn chương trình họp thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ để thăm Việt Nam, việc nâng cấp bang giao Mỹ – Việt (mà bà Elaine Pearson hàm ý là “tiềm năng”)  cũng sẽ: hoặc trục trặc, hoặc chỉ nhích lên tý chút.

Nào ngờ, chóng vánh hơn cả dự kiến của những người lạc quan nhất, sau cuộc hội đàm ngày 10/9, hai nhà lãnh đạo hai nước đã hoàn hỷ ra Tuyên bố chung về xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững…

Chưa hết, cái không khí cởi mở, tin cậy cùng những lời nói tốt đẹp, thịnh tình dành cho nhau như chứng tỏ ông Biden đã quên lãng hẳn đi lá thư mà bà Elaine Pearson đại diện cho HRW đã kỳ công và kỳ vọng trong việc đòi “nhân quyền” cho Việt Nam.

Cũng có người thận trọng hơn, cho rằng: ông Biden không lẫn. Ông cũng chưa hẳn đã quên là thư. Chưa quên nhưng ông khôn lắm. Cái khôn của một nhà chính trị lão luyện cả trong lý thuyết lẫn thực hành. Khôn rằng: một khi đã “thề” tôn trọng thể chế chính trị, thì đừng có dại dột theo lời xui dại của một người đàn bà đại diện cho cái tổ chức HRW vốn đã và đang tai tiếng lâu nay vì động cơ xấu, nếu không muốn chuyến công du thu xếp kỳ công thành công cốc.

Suy cho cùng, bà Elaine Pearson phải tự trách mình thôi.

Ai bảo dấn thân vào một công việc to tát mang tên nhân quyền, bà đã không tìm, không đọc, nhất là không nghiền ngẫm kỹ để khỏi ngộ nhận những kiến thức, những nguyên tắc cơ bản, như: tôn trọng chủ quyền quốc gia về lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và chính sách đối ngoại; bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; tôn trọng quyền tự do ngôn luận nhưng với điều kiện quyền đó không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội….

Tất cả những kiến thức, nguyên tắc đó đều có trong văn kiện pháp lý về quyền con người, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Bộ luật quốc tế về quyền con người, Tuyên ngôn về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị…, thưa bà Elaine Pearson.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *