Ngày 05-12-2020, tờ Thế giới trẻ (Junge Welt) ở Thủ đô Berlin đăng bài báo “NATO – Wir zahlen nicht für eure Kriege!” của nhà báo Jörg Kronauer, được ông Hồ Ngọc Thắng biên dịch. Bài báo cho thấy, chi phí quân sự khủng khiếp và dân chúng các nước phương Tây chán ngán, phẫn nộ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, kinh tế sa sút, khó khăn.
===
Lời dẫn: Ngân sách quân sự ở Mỹ và Đức đang tăng mạnh. Ngày toàn quốc hành động chống lại chạy đua vũ trang vào hôm thứ Bảy
Ảnh: Biểu tình vì hòa bình nhân Ngày giải phóng 8/5/2020 tại Berlin
Quốc hội Mỹ đang cố gắng ngăn chặn việc rút một phần quân đội Mỹ khỏi Đức theo kế hoạch của Tổng thống Donald Trump. Các nghị sĩ đã xây dựng các rào cản trong luật về ngân sách quân sự mới của Hoa Kỳ (Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, NDAA) được trình bày vào hôm thứ Năm, khiến hầu như không thể bắt đầu rút quân trước khi Tổng thống đắc cử Joseph Biden nhậm chức. Theo đó, Lầu Năm Góc có nghĩa vụ, trong số những thứ khác, phải nộp báo cáo về hậu quả của việc rút quân. Chỉ 120 ngày sau, số lính Mỹ đóng tại Đức có thể giảm xuống dưới 34.500 người. Con số đó hiện đang ở mức 36.000. Biden đã chỉ ra rằng ông muốn sửa đổi các kế hoạch rút quân. Ngân sách quân sự, với con số tuyệt đối là 740,5 tỷ đô la Mỹ, cao nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 12. Trump đã đe dọa về quyền phủ quyết của mình đối với NDAA, bao gồm, trong số những thứ khác, việc rút quân khỏi Afghanistan chậm lại, giới hạn thấp hơn đối với quân số Mỹ ở Hàn Quốc (28.500), các bước quân sự hóa trị giá hàng tỷ để chống lại Trung Quốc và các lệnh trừng phạt mới đối với Nord Stream 2; quyền phủ quyết có thể bị lật ngược với đa số 2/3 trong Quốc hội.
Song song với Mỹ, ngân sách quân sự của Đức cũng sẽ được đưa ra tranh luận trong tuần tới, khi Quốc hội sẽ thảo luận về ngân sách liên bang trong lần đọc thứ hai và thứ ba và đưa ra quyết định cuối cùng. Trái với các kế hoạch trước đó là muốn giảm nhẹ xuống 44,3 tỷ euro, nó sẽ tăng trở lại bất chấp đại dịch, khủng hoảng kinh tế và đạt khoảng 46,8 tỷ euro. Chính phủ liên bang trước đó đã thông báo rằng họ sẽ chuyển 3,2 tỷ euro từ gói kích thích chống Corona cho Quân đội Đức; trong số những thứ khác, các phương tiện vận tải quân sự hiện sẽ được mua từ khoản tiền này. Với ngân sách quân sự của Đức, cũng như của Hoa Kỳ, cần phải lưu ý rằng một số tiền chi cho lực lượng vũ trang được giấu trong các khoản ngân sách khác. Điều này giải thích tại sao Berlin báo cáo chi tiêu quân sự cho NATO hàng năm cao hơn ngân sách chính thức của Quân đội Đức vài tỷ. Năm nay, con số này đã là 51,5 tỷ euro. Đến lượt mình, chi tiêu quân sự thực tế của Mỹ ước tính khoảng gần 934 tỷ USD vào năm 2021.
Sự chỉ trích mạnh mẽ về việc tăng cao ngân sách quân sự Đức được thực hiện bởi những người tổ chức ngày hành động “Giải giáp thay vì chạy đua vũ trang”, diễn ra vào hôm thứ Bảy: “Quân sự không giải quyết được vấn đề”, như trong lời kêu gọi của họ nói. Mục đích là ngừng chạy đua vũ trang, giảm căng thẳng và tạo nên triển vọng cho đảm bảo xã hội và “ngăn chặn một cuộc chiến tranh lạnh mới”. Hơn 80 chiến dịch đã được công bố trên khắp nước Đức; các cuộc biểu tình ở cấp độ trung ương được chủ ý không tổ chức vì đại dịch Covid-19. Các cuộc biểu tình phản đối được hỗ trợ bởi phong trào hòa bình như các tổ chức công đoàn, tổ chức môi trường, tổ chức ATTAC và đảng cánh tả Die Linke.
Trước ngày hành động, các nghị quyết của NATO và EU đã được thông qua để rồi mở đường cho việc chạy đua vũ trang. Ví dụ, một báo cáo thay mặt cho NATO, được trình bày cho các ngoại trưởng của liên minh quân sự trong tuần này, kêu gọi một lập trường thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước đây để chống lại Nga và trên hết là chống lại Trung Quốc và, trong số những thứ khác, mở rộng hợp tác quân sự với một số quốc gia ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, ví dụ như với Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Mặt khác, các bộ trưởng quốc phòng EU gần đây đã thắt chặt dự án quân sự hóa PESCO (PESCO – tiếng Anh là Permanent Structured Contract, viết tắt là PESCO, tiếng Đức deutsch Ständige Strukturierte Zusammenarbeit, viết tắt là SSZ, đề cập đến sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu muốn tham gia đặc biệt vào Chính sách Quốc phòng và An ninh Chung, viết tắt GSVP – HNT) và đã thông qua một báo cáo kêu gọi những nỗ lực mới trong việc trang bị vũ khí cho các nước thành viên, bao gồm cả việc “phát triển một kế hoạch của châu Âu về phòng thủ trong không gian”.
Đường link của bài báo:
===
Bình luận về trào lưu phản đối NATO ở Đức, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn cho rằng, “trong lúc dịch COVID cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, thì việc chi cho y tế và chống dịch chỉ bằng một phần nhỏ của chi cho chạy đua vũ trang , cả thế giới tư bản hùa nhau chống Nga , biến Nga tư bản thành con ngáo ạp tạo cớ để tăng ngân sách quốc phòng ! Thử hỏi Nga hay Trung Quốc có bao giờ dám phát động chiến tranh chống lại 28 nước NATO để rồi tự siết thòng lọng vào cổ mình . Chỉ có một điều rõ ràng là tư bản Mỹ đã giật dây cả khối Nato phải theo để rồi nợ nần ngày càng chồng chất , mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt , và chắc chắn đến một lúc nào đó ngân sách cũng sẽ không kham nỗi , khủng hoảng xã hội sẽ khó có thể điều hoà trong thế giới tư bản”
Tuấn Thanh