Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
30062

G7 + NATO củng cố liên minh chống Nga, Trung, nhân quyễn vẫn là vũ khí sáng giá?!

 

Cuộc hội họp thượng đỉnh G7 (Anh, Đức, Italia, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản) và hội nghị thượng đỉnh NATO gồm Mỹ và các nước lớn đồng minh qua phản ánh từ báo chí cho thất, mục tiêu và sứ mệnh chủ yếu, lớn nhất của nó là thống nhất giải pháp và đưa ra các thông  báo, quyết định cô lập, tấn công chính trị, ngoại giao, kinh tế, nhân quyền nhằm vào Trung, Nga là chủ yếu.

Ông Joe Biden lần đầu tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO với tư cách Tổng thống Mỹ, đánh dấu bước chuyển phá băng của Washington trong quan hệ với NATO

Theo Washington Post, G7 đã thể hiện lập trường mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc, theo sự thúc giục của Mỹ. Biden kêu gọi các nhà lãnh đạo G-7 có lập trường công khai nghiêm khắc hơn, đổi đầu với Trung Quốc. Nhưng một số nhà lãnh đạo, bao gồm cả Đức, Italia và Nhật Bản, đã thể hiện sự ngần ngại đối đầu với Trung Quốc một cách quá mạnh mẽ.

CNN nhận xét rằng những tuyên bố của G7 ít nhất cũng là một bước tiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã và đang cố gắng tập hợp các đối tác ngoại giao của mình lại với nhau để đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, về những gì G7 vừa tuyên bố, CNN chỉ ra rằng khối này vẫn chưa có những bước đi cụ thể.

Trong Thông cáo vê kết quả Hội nghị được tổ chức từ ngày 11-13/6, lãnh đạo các nước G7 đã bày tỏ ý định thống nhất cách tiếp cận đối với “thực tế phi thị trường và chính sách” của Trung Quốc. Lãnh đạo các nước G7 yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các quyền và tự do của người dân Hồng Công, người Duy Ngô Nhĩ và lần đầu tiên kêu gọi “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”.

Trong khi đỏ, trả lời phỏng vấn Euronews ngày 13/6 sau Hội nghị Thượng đỉnh G7, Chủ tịch EC Ursula Von der Leyen cho rằng các kế hoạch được G7 thảo luận để giúp các nước đang phát triển “không kèm theo ràng buộc”, không giống như Trung Quốc đang làm; G7 và Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ” về kinh tế và là “đối thủ hệ thống” về dân chủ – nhân quyền; G7 đã ủng hộ một kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu rộng lớn cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi để cạnh tranh với “Vành đai và Con đường” của Trung Quổc; Chiến lược “Kết nối Á-Âu” của EU được đưa ra năm 2019 nhằm thúc đẩy thịnh vượng chung cho người dân hai châu lục; nhấn mạnh “điều quan trọng đầu tiên là phải thuyết phục các đối tác rằng các khoản đầu tư của chúng tôi không đi kèm ràng buộc như Trung Quốc”.

Ngay khi Hội nghị Thượng đỉnh G7 kết thúc, ngày 14/6, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh đã ra tuyên bô bày tỏ phản đôi mạnh mẽ đôi với các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 vì hành vi vu khống và cố gắng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Nội dung Tuyên bố khẳng định: “Mỹ và các nước G7 đã không ngừng vu khống và can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ của đất nước chúng tôi. Họ không nên xâm phạm lợi ích của Trung Quốc. Họ nên nỗ lực để ảnh hưởng tích cực đến họp tác quốc tế, thay vì góp phần làm nảy sinh xung đột và mâu thuẫn”. Trong Tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc cho rằng những nỗ lực của các nước thành viên G7 nhằm gây áp lực lên Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh là đến khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào ngày 14/6, Lãnh đạo của 30 quốc gia thành viên NATO đã tham dự thượng đỉnh tại Brussels, Bỉ, với sự hiện diện lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thượng đỉnh NATO lần này được cho là đánh dấu sự “hòa hợp” trở lại giữa Mỹ và các đồng minh còn lại trong khối, và đặt nền móng cho việc mở rộng khái niệm chiến lược của Liên Minh nhằm đối phó với những thách thách mới trong đó có Trung Quốc.

Khi bắt đầu Hội nghị, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố NATO phải cùng nhau phản ứng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhắc đến Nga, trong cuộc nói chuyện với các nhà báo trước thềm Hội nghị ngày 14/6, ông Jens Stoltenberg cho biết, quan hệ hai bên gần đây đã trở nên xâu đi, nhưng NATO sẽ tiêp tục nỗ lực đối thoại và đây không phải là sự yếu kém của NATO mà là sức mạnh của khối này. Bên cạnh đó, ông Jens Stoltenberg cũng thể hiện tin tưởng rằng các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với Nga liên quan việc sáp nhập Crưm sẽ tiếp tục được duy trì cùng với sự hỗ trợ lớn hơn từ các đối tác của liên minh như Ucraina, Gruzia.

Bước vào Hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, “các Nhà lãnh đạo NATO sẽ thảo luận các chủ đề bao gồm các thách thức từ Nga và Trung Quốc; cho rằng các vấn đề trong chương trình nghị sự là mối quan tâm của tất cả các quốc gia thành viên NATO bao gồm Nga và khu vực An Độ Dương – Thái Bình Dương với sức nặng ngày càng tăng của Trung Quôc; nhân mạnh các thách thức đan xen ngày càng trở nên quan trọng nhất là các cuộc tấn công mạng trong đó có chiến dịch làm sai lệch thông tin của Nạa.

Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden khẳng định, có sự thừa nhận rộng rãi trong vài năm qua răng, các quốc gia NATO đang đối mặt với những thách thức mới bao gồm việc Nga không hành xử theo cách mà NATO mong đợi, cũng như Trung Quốc.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng NATO không muốn một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc, nhưng mọi người đang nhận diện các thách thức.

Theo ông Ian Bond, Giám đốc bộ phận Chính sách Đối ngoại tại Trung tâm Tham vấn Châu Âu, vào lúc có đồng thuận rộng rãi trong chính giới Mỹ theo đó sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đe dọa Mỹ thì về mặt nguyên tắc, Châu Âu không phản đối Trung Quốc trở thành siêu cường, miễn tôn trọng chuẩn mực quốc tế. Mối quan tâm số một của Châu Âu vẫn là Nga, nước vẫn gia tăng các hành động khiêu khích, từ việc bắt giam nhà đối lập Alexei Navalny, triển khai quân đội ở biên giới Ucraina cho đến việc hỗ trợ Lãnh đạo Belarus. Trong bối cảnh căng thẳng này, các nước Đông và Trung Âu chẳng hạn, rõ ràng là thích NATO dồn sức bảo vệ họ chống lại Nga hơn.

Bình luận về 2 hội nghị này, báo chí Việt đặt vấn đề “G7 thảo luận “các mối đe dọa đang nổi” từ Nga và Trung Quốc”, “Mỹ xốc lại liên minh, tập trung đối phó Nga-Trung”…Quả đúng như Tổng thư ký NATO tuyên bố với báo chí, “Chúng tôi biết rằng Trung Quốc không chia sẻ các giá trị của chúng tôi… Chúng tôi cần đối phó cùng nhau như một liên minh”, “Trung Quốc đang đến gần chúng tôi hơn. Chúng tôi thấy Trung Quốc trong không gian mạng, chúng tôi thấy Trung Quốc ở châu Phi, nhưng chúng tôi cũng thấy Trung Quốc đang đầu tư nhiều vào các hạ tầng thiết yếu của chúng tôi”. Với khí thế này, dự rằng, thế giới hậu CoVid-19 sẽ là cuộc chiến 1-0-2 giữa hai liên minh “truyền thống” này, cuộc chiến một mất một còn này giờ đã là vấn đề không phải bàn cãi mà chỉ nên bàn xem bên nào giành được ưu thế nào hơn không?!? Vũ khí chắc chắn sẽ là “đa dạng”, trong đó “nhân quyền” vẫn là chiêu thức sáng giá của Mỹ và liên minh này!

Hiếu Ngọc

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *