Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
29488

Năm 2021: sự thất thế của các “vũ khí đấu tranh” của “phong trào dân chủ”!

 

“Phong trào dân chủ” năm 2021 không chỉ nhuốm màu đau buồn khi phần lớn các “thủ lĩnh” nhập kho, không có bất cứ hoạt động nào ghi dấu ấn, kể cả phong trào ứng cử Đại biểu Quốc hội thất bại thê thảm, mà còn là năm phản ánh những thứ lâu nay được họ tụng xưng là “vũ khí đấu tranh” như sự hậu thuẫn của phương Tây và phong trào bài Trung cũng thất thế hoàn toàn.

BỊ PHƯƠNG TÂY BỎ RƠI

Vì sao lại nói họ bị phương Tây bỏ rơi? Trước tiên, vì phương Tây đã không có phản ứng đáng kể nào khi họ bị nhà nước bắt và truy tố. Phản ứng của các chính quyền phương Tây là quá nhẹ so với những gì mà họ nhận được từ các nhà dân chửi, hoặc so với những gì đã hứa khi ký các hiệp ước có điều khoản liên quan đến nhân quyền. Chẳng hạn, EU đã không có phản ứng chính thức nào khi Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, cả hai đều là thành viên Ban Điều Hành Mạng lưới VNGO-EVFTA, bị nhà nước bắt và truy tố về tội trốn thuế. Mỹ cũng hầu như không phản ứng trước vụ bắt Trịnh Bá Phương, dù trước đó Phương làm người đưa tin cho Đại Sứ quán Mỹ một cách rất tận tụy, và luôn khoe khoang trên mạng mỗi lẫn được gặp sứ quán. Tương tự, chỉ có LHQ yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về vụ bắt Lê Trọng Hùng khi Hùng sắp tự ứng cử vào Quốc hội, dù nhiều nước phương Tây từng hô hào giới dân chửi đầu tư cho mảng hoạt động này.

Thứ hai, dù 2021 là năm mà giới dân chửi bị bắt rất đông, phương Tây đã ứng xử lạnh nhạt với họ, hầu như làm ngơ trước những lời “kêu cứu” của họ. Chẳng hạn, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã không gặp nhà dân chửi người Việt nào trong chuyến công du Việt Nam hồi tháng 8. Thái độ này hoàn toàn trái ngược so với thái độ của Obama trong chuyến công du hồi năm 2016. Và nó cũng là một thái độ rất vô tình, nếu ra nhớ rằng giới dân chửi đã vận động bà Harris gặp các đại diện của họ ở Việt Nam suốt cả tháng trước đó. Tính ra bà Harris cũng thất hứa, vì đầu năm 2021, đảng của bà vừa tuyên bố khi đắc cử rằng họ sẽ đưa nhân quyền trở lại thành một vấn đề ngoại giao trọng yếu, chứ không bỏ bê như thời Donald Trump. Bà Harris đã phũ đến mức không thể phũ hơn với các nhà dân chửi.

THUA TRÊN MẶT TRẬN “CHỐNG TRUNG QUỐC”

Nhìn lại, có thể thấy chống Trung Quốc được xem là vũ khí hữu hiệu để khoe khoang về tính chính danh cho “phong trào dân chủ”, giúp họ phát động nhiều cuộc biểu tình và lôi kéo người gia nhập. Suốt từ năm 2011 đến nay, mọi cuộc biểu tình lớn mà họ từng tổ chức, trừ biểu tình phản đối chặt cây vào năm 2015, đều có phần liên quan đến vấn đề “chống Trung Quốc”. Vậy tại sao cái mốt “chống Trung Quốc” của họ lại hạ nhiệt, thể hiện rõ nhất qua việc họ không tổ chức được cuộc biểu tình lớn nào trong suốt thời gian từ năm 2019 đến nay?

Lý do nằm ở chỗ lực lượng thật sự “chống Trung Quốc” trên thực địa không phải là các nhà dân chửi, mà là các chính phủ. Và chính phủ Việt Nam thì đang hợp tác rất tốt với các chính phủ phương Tây trong việc bảo vệ hòa bình trước Trung Quốc. Hồi tháng 12/2021, nhiều nhà bình luận nước ngoài đã cho rằng phương Tây đang gác lại các yêu sách về nhân quyền với Việt Nam, để có được sự ủng hộ của Việt Nam trong quá trình ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh. Do xu hướng này, giới dân chửi vừa khó nhân danh vấn đề “chống Trung Quốc” để kích động người dân, vừa bị phương Tây bỏ rơi theo cái cách mà họ từng bỏ rơi chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Chẳng hạn, trong bài phân tích mới đây trên The Diplomat, David Hutt viết:

“Việt Nam hiện là bạn thân của phương Tây vì có chung lập trường chống lại sự xâm lược của Bắc Kinh ở Biển Đông, cũng như tầm quan trọng về kinh tế và vị trí then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu của nước này.”

Bài viết của David Hutt cũng trích lời Bill Hayton, như sau:

“Ban lãnh đạo Việt Nam biết rằng họ có thể bỏ tù những nhà hoạt động như Đoan Trang vì Việt Nam đã trở thành một thành phần quan trọng trong chiến lược của các cường quốc bên ngoài ở Đông và Đông Nam Á.”

Và ông Hutt tiếp:

“Dù Tổng thống Biden tuyên bố chính sách đối ngoại của Mỹ dựa trên nền tảng dân chủ, nhưng lại đang thực hiện một cách tiếp cận hai hướng.

Việt Nam không được mời tham dự trong Thượng định dân chủ mới đây của Mỹ.

Nhưng cùng lúc đó, Việt Nam – nước có cùng quan điểm với Mỹ: coi Trung Quốc là đối thủ – lại tránh được bị Mỹ trừng phạt do độc tài và vi phạm nhân quyền. Trong các quốc gia thân với Trung Quốc hơn, như Campuchia, thì lại đang bị một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Các giá trị là quan trọng, nhưng chúng sẽ luôn là thứ yếu trong các mối quan tâm về địa chính trị của Mỹ.”

Trước đó, hôm 17/11, giáo sư Robert Sutter từ Đại học George Washington cũng nói với BBC như sau:

“Ông Biden và đảng Dân chủ của ông rất quan tâm đến nhân quyền và dân chủ. Tuy nhiên, ông Biden cũng muốn mối quan hệ với Việt Nam tiến xa hơn vì họ có nhiều điểm chung. Vấn đề nhân quyền là quan trọng đối với chính quyền hiện nay nhưng nó không phải là trở ngại lớn để tăng cường quan hệ với Việt Nam.”

Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vừa không gặp nhà dân chửi nào trong chuyến công du Việt Nam năm vừa qua, vừa tặng Việt Nam hàng loạt món quà lớn.

Trong hoàn cảnh này, những lời cáo buộc nhà nước Việt Nam “thân Trung Quốc”, đã thành ra vô duyên. Sau cùng, chính nhà nước Việt Nam mới đang đối mặt với Trung Quốc trên thực địa, và mới là bên hợp tác với quốc tế trong việc ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *