Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19819

Màn “tấn công ngoạn mục” của Hội đồng xét xử vụ Đồng Tâm

 

Lần đầu tiên xuất hiện tại một phiên tòa, trước phần xét hỏi và mỗi khi bị cáo khai báo mâu thuẫn (phản cung) là Tòa ngay lập tức cho chiếu lời khai của bị cáo khi đi lấy cung với sự chứng kiến của đại diện Viện kiểm sát, Điều tra viên, thậm chí cả luật sư ngay và luôn. Việc làm tưởng như đơn giản mà lại rất có hiệu quả đối với các bị cáo luôn đóng giả “nông dân đơn thuần, chất phác”, “tôi chỉ giữ đất”, “bị cáo không hiểu”… hoặc đã được dàn luật sư hùng hậu tư vấn kỹ thuật “phản cung” trước đó.

Báo chí trực tiếp tham dự phiên tòa, tường thuật lại, cho thấy màn tấn công với đầy đủ âm thanh, hình ảnh sắc nét có một không hai đã đem lại hiệu quả không ngờ ra sao, nhất là đối với bị cáo Bùi Viết Hiểu, cánh tay phải của Lê Đình Kình

  1. Chiều 7/9, trình bày tại tòa, bị cáo Bùi Viết Hiểu khai về nguồn gốc đất ở đồng Sênh và bị cáo cho một phần trong đó là đất nông nghiệp. Trước lời khai này, Hội đồng xét xử đã cho trình chiếu clip lời khai của bị cáo Hiểu tại cơ quan điều tra và công bố đơn của bị cáo Hiểu gửi Hội đồng xét xử sáng 7/9, ngay trước khi bắt đầu phiên tòa. Trong đó, bị cáo Hiểu xin được giảm nhẹ tội, đồng thời nêu rõ việc bị cáo đã ký bàn giao đất, nhận đủ tiền bồi thường và thừa nhận đất đồng Sênh là đất quốc phòng. Sau sự đối chiếu này, sáng 8/9, bị cáo Hiểu đã xin lỗi Hội đồng xét xử vì đã khai sai về nguồn gốc đất ở đồng Sênh.

Tiếp đó, bị cáo Hiểu khai, bị cáo tích cực tham gia “Tổ đồng thuận” nhằm mục đích phòng chống tham nhũng tại địa phương. Tuy nhiên, khi Hội đồng xét xử công bố clip lời khai của bị cáo Hiểu tại cơ quan điều tra, trong đó bị cáo lại khai cảm thấy mệt mỏi, muốn xin ra khỏi “Tổ đồng thuận”, nhưng Lê Đình Kình cản: “đã trót đâm lao thì phải theo lao” nên bị cáo tiếp tục tham gia cùng nhóm này. Trước mâu thuẫn đó, bị cáo Hiểu đã phải thừa nhận lời khai tại cơ quan điều tra là đúng sự thật.

Bị cáo Bùi Viết Hiểu khai báo trước Hội đồng xét xử.

Tại Tòa, bị cáo Hiểu tiếp tục khai tối 8/1/2020 bị cáo lên nhà Lê Đình Kình ngủ vì lo sợ “xã hội đen” sẽ thuê người bắt cóc, nên tới đó để “lánh nạn”. Nhưng lời khai trong clip trình chiếu tại tòa, bị cáo Hiểu lại khai do Lê Đình Công gọi sang nhà Lê Đình Kình ngủ nên bị cáo đi. Trước sự mâu thuẫn này, sáng 8/9, bị cáo Hiểu xin khai lại và thừa nhận sự thật là do Lê Đình Công gọi sang nhà Lê Đình Kình ngủ nên bị cáo Hiểu đi. Bị cáo Hiểu xin lỗi Hội đồng xét xử về những lời khai này và mong cho bị cáo hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

  1. Trước tòa, bị cáo Lê Đình Chức khai nhận đã thực hiện các hành vi là nguyên nhân trực tiếp khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh như: sử dụng tuýp sắt có gắn dao bầu chọc nhiều lần vào lực lượng công an; chỉ đạo Lê Đình Doanh mang chậu xăng lên đổ xuống hố – nơi có 3 cán bộ, chiến sĩ công an rơi xuống. Đồng thời, bị cáo Chức cũng khai nhận bản thân là người nhiều lần đổ xăng xuống hố.

Ngoài lời khai của bị cáo Chức, Hội đồng xét xử đã cho trình chiếu các hình ảnh, clip diễn biến đêm xảy ra vụ án. Bị cáo Chức đã thừa nhận trong đó có hình ảnh của mình sử dụng các loại hung khí chống đối lực lượng công an.

Trên facebook, ngay ngày đầu tiên nhóm luật sư zân chủ đã la ó màn trình chiếu lại toàn bộ diễn biến vụ án như là “đòn trấn áp phủ đầu” này là thiếu khách quan, là áp đặt,…Trong phần tranh tụng, mấy luật sư này đặt câu hỏi về nguồn gốc các clip trình chiếu tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát trả lời luôn những clip này được lấy từ 2 nguồn: Một nguồn công khai do các cơ quan báo chí, phóng viên phỏng vấn và đã công chiếu trên truyền hình cho nhân dân cả nước đều biết, có giá trị chứng minh nên Cơ quan điều tra đã thu thập; một nguồn khác được thực hiện trong quá trình hỏi cung, ghi lời khai của các bị cáo theo quy định tại Điều 183 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, có thể ghi âm, ghi hình song song với ghi lời khai trong các bút lục của hồ sơ.

Có thể nói trong một vụ án phức tạp, nhiều bị can, luật sư hùng hậu, nếu cứ đôi co từng tình tiết, với từng bị cáo phản cung, thì dự rằng 10 ngày chưa đủ. Nhưng bằng cách thức đối chất trực quan sinh động này góp phần giúp rút ngăn thời gian diễn ra phiên tòa rất nhiều. Đồng thời, khiến bị cáo cứng họng, nhanh chóng thành khẩn nhận tội, mong cứu vãn chút khoan hồng của pháp luật.

Hiện nay, quy định tố tụng nói rất rõ, quá trình điều tra, lấy cung đều phải có đại diện VKS, có ghi hình, nên việc cung cấp ngay lời khai bằng hình ảnh khi có mâu thuẫn/phản cung tài tòa là rất dễ dàng. Cách làm sáng tạo của Hội đồng xét xử vụ án Đồng Tâm này chắc chắn đáng để các phiên tòa khác học tập khi gặp phải dàn bị cáo và luật sư chuyên chày cối, lật lọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *