Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
25126

Lê Mạnh Hà bị kết án tám năm tù vì “cất tiếng nói cho dân oan”?

Việc Lê Mạnh Hà, đối tượng cầm đầu kênh Tiếng Dân TV Lê Hà, thành viên nhiều nhen nhóm chống đối như CHTV do Lê Dũng Vova cầm đầu hay Hội Anh em dân chủ do Nguyễn Văn Đài cầm đầu bị Tòa án tỉnh Tuyên Quang kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, ngay lập tức đài báo nước ngoài và một số tổ chức gắn mác “đấu tranh nhân quyền quốc tế” lên tiếng xuyên tạc bản án.

Chẳng hạn, RFA ngày 25/10/2022 đưa tin kiểu “Nhà báo tự do Lê Mạnh Hà bị kết án tám năm tù vì “cất tiếng nói cho dân oan”, dẫn lời đại diện tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW cho rằng:  “ông Hà không làm gì sai ngoài việc lên tiếng cho những người dân khiếu kiện đất đai”, dẫn lời bao biện của số luật sư và vợ bị cáo “nói với RFA” : “Theo nhận định của nhóm luật sư bào chữa, bản án không đúng người, không  đúng tội. Các luật sư đưa ra rất nhiều căn cứ để chứng minh ông LMH không vi phạm Điều 117”, rồi dẫn dắt lời cuối cùng trước nghị án của Lê Mạnh Hà rằng “Khi được nói những lời cuối cùng trong phiên toà, ông LMH khẳng định  “bản thân tôi vô tội và tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận”, “LMH cho rằng mình vô tội, anh chỉ thể hiện lòng yêu nước và nói lên quan điểm chính kiến của bản thân mình chứ không có ý định chống Nhà nước hay phỉ báng chính quyền nhân dân” Một tài khoản đã bình luận: “Ai cũng thể hiện lòng yêu nước như LMH thì còn nước đâu mà yêu”;

RFA dẫn lời của một Phó giám đốc Phân ban Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) Phil Robertson  – kẻ luôn có thái độ hằn học chống phá Việt Nam quyết liệt tuyên bố trước phiên tòa rằng, “chính quyền Việt Nam nên trả tự do cho những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa như ông Hà… nếu muốn trở thành một thành viên có trách nhiệm, đóng góp cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc”, “Với việc áp dụng những luật lệ hà khắc như thế này hàng ngày, thật khó để thấy Việt Nam trở thành một quốc gia hiện đại, tôn trọng quyền của người dân và được cộng đồng quốc tế tôn trọng.”

Phản ứng về bài viết đậm mùi xuyên tạc, kích động nói trên của RFA, nhiều bạn đọc đã bình phẩm ngay dưới bài viết rằng, “Ông Phil Robertson không có tư cách gì để “ nhảy vào” câu chuyện ở Việt Nam…Hơn nữa việc bắt bớ, xử tù những kẻ chống phá chế độ thì quốc gia nào cũng phải làm”.

Việc RFA cố ý bao biện cho Lê Mạnh Hà như một người “bất đồng chính kiến”, không vi phạm pháp luật nhưng lại cố tình “ quên” đưa thông tin được xem như là chứng cứ kết tối, cơ sở xác định hành vi phạm pháp luật của Lê Mạnh Hà: “ Ông Lê Mạnh Hà làm 21 video clip và 13 bài viết có nội dung “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đăng tải trên hai trang Facebook “Dân oan và nhà báo” và “Dân oan Thuỷ điện,” và kênh YouTube “Tiếng Dân TV Lê Hà.”. Một tài khoản bình luận rằng LMH khá giỏi về công nghệ… đã sản xuất được nhiều video…Trong đó, 14 video có nội dung “tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”; 7 video có nội dung “chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ gây thù hận giữa các dân tộc và nhân dân các nước”. Vẫn theo cáo trạng- LMH đã phát tán 9 video và 9 bài viết có nội dung “sai sự thật, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân” … “xuyên tạc sự thật, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.”

Việc RFA cố tình tạo mác, đánh bóng tên tuổi cho Lê Mạnh Hà là “nhà báo công dân” , “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động vì quyền đất đai”,…nhưng thực tế, Việt Nam không có khái niệm “ nhà báo công dân”. Tuy nhiên ở Việt Nam có hàng ngàn nhà báo. Một người được gọi là “ nhà báo” phải có ít nhất 2 điều kiện: 1- Họ phải ở trong một cơ quan báo chí nào đó; 2- Họ phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Thẻ nhà báo ( thẻ Nhà báo cùng có niên hạn nhất định).

Còn bàn về cái gọi là quyền tự do ngôn luận của Lê Mạnh Hà, thì pháp luật Việt Nam nói rõ tại Điều 9-Luật Báo chí 2016, Điều 8 Luật An ninh mạng về hành vi nghiêm cấm khi “tự do ngôn luận” trên không gian mạng. Xin lấy một ví dụ điển hình phơi bày bản chất xuyên tạc, bịa đặt, chống phá của Lê Mạnh Hà khi dựng chuyện, bịa đặt về danh sách nhân sự giả mạo tại Đại hội XIII, rồi gán ghép danh sách đó là sự thỏa thuận giữa các thế lực với nhau trong Đảng.

Chưa kể hiện kênh youtube Tiếng Dân TV Lê Hà vẫn còn trên mạng, cho thấy vô khối bằng chứng thể hiện sự xuyên tạc tình hình trong nước, kích động chống phá cực đoan đến mức dư luận bình phẩm rằng, “nếu như Lê Dũng voval lập kênh CHTV và thường xuyên tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam trên kênh này qua các buổi livestream thì Lê Mạnh Hà cũng lập kênh Tiếng dân TV và thường xuyên tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam qua kênh này. Các chương trình của CHTV tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam 10 thì kênh Tiếng dân TV cũng phải 8,9”

Cuối cùng, bàn về cái gọi là phản ứng “ quốc tế” quanh đi quanh lại viện dẫn “chuyên gia chống Việt Nam” trong mọi hoàn cảnh là Phil Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đòi “Việt Nam trả tự do cho những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa như ông Hà… nếu muốn  “Trở thành một thành viên có trách nhiệm, đóng góp cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc”. Nhưng thực tế, Việt Nam đã trúng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc với tỷ lệ cao và tiếng nói của các cơ chế nhân quyền LHQ cũng như nhiều nước đánh giá cao nhân quyền của Việt Nam, khác hắn với những luận điệu RFA hay Phil Robertson gán ghép đầy ác ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *