Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
127825

Không thể phủ nhận chính sách an sinh xã hội với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”!

 

Lợi dụng tình cảnh một số trường hợp khó khăn để công kích, bôi đen chính sách an sinh xã hội nhằm bôi nhọ, kích động chống phá chế độ là thủ đoạn quen thuộc của những trang mạng xã hội tự xưng đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Chẳng hạn như  facebook – Việt Tân mới đây xuyên tạc “Cảnh người già ở Việt Nam vất vả không hiếm, điều đó phản ánh sự yếu kém của hệ thống an sinh. Tại sao người dân đóng quá nhiều thuế phí, nhưng khi lớn tuổi Nhà Nước lại không hỗ trợ cuộc sống cho họ?” . Có thực Nhà nước không hỗ trợ những người già khó khăn?

Trải qua gần 40 năm đổi mới, chính sách an sinh xã hội đã có những bước phát triển, được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đến nay hệ thống chính sách xã hội cơ bản tập trung vào các Nhóm chính sách lớn (y tế, giáo dục, văn hóa…); Nhóm chính sách ưu đãi (chính sách người có công…); Nhóm chính sách an sinh xã hội (việc làm, bảo hiểm, trợ cấp xã hội…); Nhóm người yếu thế (người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi…). Điều 58, 59 Hiến pháp đều nhấn mạnh công tác đảm b ảo an sinh xã hội hay Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012 “Về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) thể hiện nhất quán sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng với Nhân dân trong thực hiện chính sách xã hội, khẳng định tính ưu việt của chế độ ta.

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 10/6/2012, Hội nghị lần thứ 5 (khóa XI) về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, đã có 5/26 chỉ tiêu vượt và hoàn thành trước thời hạn (nhà ở cho người có công, trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, tỷ lệ đi học đúng tuổi, bảo hiểm y tế, tiêm chủng mở rộng); 16 chỉ tiêu đạt mục tiêu vào năm 2020 (tiêu biểu như: mức trợ cấp người có công, thất nghiệp chung, thất nghiệp thành thị, giảm nghèo chung, giảm nghèo tại các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao; thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo, trợ giúp xã hội đột xuất, trẻ em đi học trung học cơ sở đúng tuổi, người biết chữ từ 15 tuổi…).  Nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, sự đóng góp của doanh nghiệp, xã hội và người dân, cùng với các quỹ từ thiện nhân đạo hỗ trợ, số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tăng lên hằng năm, trong đó người hưởng trợ cấp hằng tháng tăng từ 2,374 triệu người năm 2012, lên 3,149 triệu người năm 2020; đạt 3,3 triệu người năm 2022, trong đó người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội là 1,88 triệu người, đối tượng bảo trợ xã hội khác là 1,42 triệu người.

Tỉ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội tăng dần qua các năm, từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010;  4,67% GDP năm 2011 và đạt khoảng 6,7% GDP năm 2021. (4) Với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; những năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác an sinh xã hội, trong đó, phải kể đến chính sách xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam đã trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng chuẩn nghèo đa chiều nhằm bảo đảm tốt nhất quyền con người, quyền công dân. Việt Nam cũng hoàn thành sớm mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa đói, giảm nghèo, là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Tiêu biểu như chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”; phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”; tháng cao điểm “Vì người nghèo”…đã góp phần chăm lo giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Theo thống kê sơ bộ, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, Quỹ vì người nghèo và thực hiện an sinh xã hội được hơn 19.313 tỷ đồng, xây mới và sửa chữa được 102.910 căn nhà đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ hơn 2,4 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn khám, chữa bệnh. (5) Cùng với chính sách vì người nghèo, Nhà nước thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội khác như: Trợ cấp xã hội hằng tháng cho 1,1 triệu người khuyết tật; khoảng 49 nghìn trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi; hơn 10 nghìn người cao tuổi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội; khoảng 95% người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được lập hồ sơ quản lý theo dõi sức khỏe ban đầu; hàng trăm các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc người khuyết tật, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người tâm thần và trung tâm công tác xã hội hoạt động hiệu quả…

Nhiều chỉ số quốc gia của Việt Nam liên tục được cải thiện và vươn lên trên các bảng xếp hạng quốc tế, như Top 30 các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022; xếp vị trí 48/132 quốc gia về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII); cùng hàng loạt các chỉ số không ngừng được tăng cao như chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam cũng liên tục tăng trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc từ vị trí 128/187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2020, Chỉ số các nước an toàn nhất, chỉ số Quốc gia hạnh phúc…mức sống, sức khỏe và tuổi thọ của người Việt Nam không ngừng được nâng lên.

Những kết quả trên đây cho thấy Việt Nam đang có những bước phát triển vững mạnh về công tác an sinh xã hội, khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thời gian tới công tác an sinh xã hội tiếp tục là một chủ trương quan trọng, xuyên suốt về “ý Ðảng lòng dân” được thực hiện sâu rộng, toàn diện, hiệu quả, với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” là nền tảng vững chắc phủ nhận hoàn toàn những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *