Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18201

Không ngăn cản được lại giờ chiêu “xét lại” Hội đồng Nhân quyền

 

Việc Việt Nam lần thứ 2 đắc cử Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu cao bất chấp các hoạt động chống phá ráo riết của Việt tân và cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam” đã khiến những kẻ này tức tối. Một mặt thì họ tuyên truyền Việt Nam không xứng đáng, mặt khác thì cho rằng, Việt Nam cần phải thả hết “tù nhân lương tâm” cho đúng với vị thế thành viên tổ chức này.

Không chỉ dừng ở đó, họ còn đòi xem xét lại Hội đồng Nhân quyền – một cơ chế hợp pháp của quốc tế. Họ vu cáo “CSVN đã tiến hành một cuộc đàn áp mạnh mẽ đối với các nhà báo độc lập, các nhà hoạt động chính trị và những người sử dụng mạng xã hội…”  và cho rằng, “việc một quốc gia vi phạm nhân quyền như Việt Nam lại có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cơ quan này nói lên cấu trúc nhân quyền quốc tế hiện nay đang có vấn đề”.

Chưa bao giờ họ chịu thừa nhận, nhìn nhận khách quan về thành tựu quyền con người ở Việt Nam được chuyên gia, bạn bè quốc tế đánh giá tích cực: Việt Nam đã có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế; thúc đẩy sự phát triển bền vững và quyền con người trên thế giới (Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres); “Bảo đảm tốt quyền con người là một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới, những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận” (ông Jean-Pierre Archambault, nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt)…

Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam trở thành một điển hình thành công về phát triển kinh tế – xã hội, quyền con người và hoàn thành trước hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ (MDG). Với nhiều thành tựu, tiến bộ ấn tượng so với các quốc gia trong khu vực, như công cuộc xóa đói giảm nghèo, tình trạng nghèo cùng cực đã giảm từ tỷ lệ cao nhất khoảng 40% ở những năm 1990 xuống dưới 5% vào năm 2020, đây là sự thay đổi phi thường. Trong 2 năm đại dịch vừa rồi, quốc tế đánh giá rất cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc bảo đảm sự an toàn cho người dân, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”…

Chỉ số HDI ở Việt Nam đã tăng 45,8% giai đoạn 1990 – 2019, nằm trong danh sách các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới. Theo Báo cáo chỉ số hạnh phúc của LHQ năm 2020, Việt Nam đứng thứ 83/156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 11 bậc so với năm 2019. Chỉ số của Việt Nam đã tăng vượt bậc, bắt nguồn từ những ưu tiên, nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển quyền con người, thúc đẩy bình đẳng xã hội. Đối với quyền tự do Internet, mạng xã hội, Việt Nam đang ở top đầu thế giới, có tới 150 triệu kết nối mobile, khoảng 70 triệu người dùng internet…

Vấn đề dân chủ, nhân quyền luôn được các đối tượng thù địch, phản động triệt để lợi dụng để chống Việt Nam nhằm phụ họa, gia tăng phá hoại các sự kiện chính trị trọng đại, chủ trương, chính sách của Việt Nam… Mục tiêu của chúng là phá hoại việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền, vận động để tạo “Phong trào hưởng ứng Luật Magnisky toàn cầu” hướng vào Việt Nam (dự luật được Quốc hội Mỹ thông qua tháng 12/2012 ủy quyền cho Chính phủ Mỹ xử phạt những người họ coi là vi phạm nhân quyền, đóng băng tài sản của họ và cấm họ vào Mỹ).

Bất chấp những luận điệu xuyên tạc, thù địch, quốc tế ngày càng có những đánh giá cao về vấn đề nhân quyền Việt Nam với những thành tựu không thể phủ nhận. Rất nhiều chuyên gia quốc tế không thể kể hết trong bài viết này, đều khẳng định dứt khoát, việc Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền là hết sức chính đáng, giúp thúc đẩy hơn nữa tiến trình dân chủ, khẳng định trách nhiệm, tích cực đóng góp cho nhân quyền và những tiến bộ của nhân loại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *