Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16442

Đối mặt với những thách thức ở chặng cuối cùng: Để không bỏ lại trẻ em nào phía sau

Để không bỏ lại trẻ em nào phía sau.

Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) vào năm 1990. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, song Việt Nam hiện đang đối mặt với “những thách thức ở chặng cuối cùng” trong việc không bỏ lại phía sau bất cứ trẻ em hay trẻ chưa thành niên nào.

Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.

Với nỗ lực cao nhất, dành những gì tốt nhất cho trẻ em, Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nội luật hóa Công ước quyền trẻ em vào pháp luật quốc gia. Hiến pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (khoản 1 Điều 37).

Hệ thống pháp luật từ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lần đầu được Quốc hội thông qua năm 1991 – ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước CRC, tiếp tục được sửa đổi năm 2004, cho đến Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định ngày càng cụ thể và đầy đủ hơn các quyền của trẻ em, trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền trẻ em của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân.

Các bộ luật, luật khác trong quá trình sửa đổi, bổ sung cũng luôn cập nhật, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các thông lệ và chuẩn mực quốc tế có liên quan đến quyền trẻ em, như: Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tổ chức tòa án nhân dân… Các nguyên tắc và yêu cầu về bảo vệ người chưa thành niên trong quá trình tư pháp của các bộ luật, luật cũng dần định hình một hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên. Để không bỏ lại trẻ em nào phía sau.

Đối mặt với những thách thức ở chặng cuối cùng: Để không bỏ lại trẻ em nào phía sau
Đối mặt với những thách thức ở chặng cuối cùng: Để không bỏ lại trẻ em nào phía sau

Việt Nam có 98% trẻ em nhập học đúng độ tuổi bậc tiểu học, 89,2% bậc THCS; 63/63 tỉnh, thành phố đạt phổ cập THCS, đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt chuẩn giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; gần 99% trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ; gần 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhận được sự trợ giúp kịp thời. Đại đa số trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, được tham gia các diễn đàn về trẻ em để nói lên tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân.

So với giai đoạn đầu thực hiện Công ước CRC, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm 75%; trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi giảm 50%; tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi/1000 trẻ sống giảm từ 58% năm 1999 xuống còn 21,4% năm 2018… Trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em dân tộc thiểu số tại địa bàn đặc biệt khó khăn được cấp hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế, được khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Để không bỏ lại trẻ em nào phía sau.

Công tác bảo vệ trẻ em có sự chuyển biến tích cực.

Hầu hết các địa phương đã quan tâm xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em 3 cấp độ: phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ. Các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến gây tổn hạic ho trẻ em được phát hiện, can thiệp sớm.

Thực hiện quy định của Luật trẻ em về bảo đảm thông tin, truyền thông cho trẻ em, hiện nay, ngoài 30 cơ quan, ấn phẩm báo chí in chuyên phục vụ đối tượng độc giả trẻ em, đã cấp phép biên tập, biên dịch cho 8/69 kênh chương trình nước ngoài dành cho trẻ em để phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền Việt Nam. Thời lượng trung bình các đài phát thanh, truyền hình thực hiện sản xuất, khai thác và phát sóng các chương trình dành cho trẻ em vào khoảng từ 3.000 phút – 10.000 phút/năm. Hiện có 30 kênh truyền hình có các chương trình chuyên đề cho trẻ em và phát sóng vào khung giờ vàng. Tổng đài 111 bên cạnh việc tiếp nhận thông tin nóng còn là kênh cung cấp thông tin, tư vấn, giải đáp pháp luật về quyền trẻ em.

Công tác tổ chức và nhân lực làm công tác trẻ em đã được chính quyền các cấp quan tâm hơn sau khi Luật trẻ em có hiệu lực, nhưng vẫn chưa tuân thủ quy định cụ thể của Luật và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Đến cuối tháng 6/2019, toàn quốc có 276 người làm công tác trẻ em cấp tỉnh, bình quân 4 người/1tỉnh, thành phố; 63/63 tỉnh, thành phố có tổ chức phối hơp liên ngành về công tác trẻ em.

Những thách thức ở chặng cuối cùng.

Để không bỏ lại trẻ em nào phía sau. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, song Việt Nam hiện đang đối mặt với “những thách thức ở chặng cuối cùng” trong việc không bỏ lại phía sau bất cứ trẻ em hay trẻ chưa thành niên nào. Trong đó, công tác phòng, chống xâm hại trẻ em vẫn còn những khoảng trống như: thiếu các quy định cụ thể để thực hiện các yêu cầu bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng, bảo đảm “tư pháp thân thiện với trẻ em”, đặc biệt trong các quy trình điều tra, giám định pháp y dẫn đến tình trạng trẻ em là nạn nhân, nhân chứng không được bảo vệ kịp thời…

Tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em vẫn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.

trong hai năm 2017 – 2018 cả nước có gần 3.000 vụ với 3.400 đối tượng và 3.200 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới 81,3% trong các vụ xâm hại trẻ em (đã xử lý hình sự 2.600 vụ với 2.800 đối tượng; 53 vụ mua bán trẻ em với 63 nạn nhân) được công an các cấp tiếp nhận, xử lý. Tình trạng tai nạn thương tích trẻ em và tử vong do tại nạn thương tích vẫn ở mức cao, đặc biệt là tử vong do tai nạn giao thông và đuối nước.

Thiếu quy chuẩn và hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong khi những tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của trẻ em do sức ép học hành, thi cử, internet, mạng xã hội… có xu hướng tăng. Việc tiếp cận giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và công bằng của một bộ phận trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn và trẻ em di cư vẫn là những thách thức trong những năm tới.

Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc

Để bảo đảm quyền của trẻ em, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách về trẻ em phù hợp với Công ước CRC và Luật Trẻ em 2016.

Thứ nhất.

tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế về bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, ưu tiên lĩnh vực bảo vệ trẻ em và thiết lập môi trường sống an toàn cho trẻ em, đó là: Phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, xử lý bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; Phòng, chống đuối nước trẻ em; Xây dựng quy trình tư pháp thân thiện đối với trẻ em. Rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để không một trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.

Thứ hai.

Trong chỉ đạo điều hành các bộ, ngành bám sát tình hình thực tiễn về thực hiện quyền trẻ em thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc ở địa phương, cơ sở trong việc thực hiện quy định của pháp luật về trẻ em, đặc biệt các vấn đề về trẻ em phức tạp, mới phát sinh (xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích trẻ em, lao động trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em, dịch vụ khám chữa bệnh và chất lượng khám chữa bệnh cho trẻ em); tiếp cận giáo dục công bằng và chất lượng giáo dục cho trẻ em; bố trí nhân lực và tài chính cho việc thực hiện các quyền của trẻ em và giải quyết vấn đề trẻ em.

Thứ ba.

đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục thực hiện quyền trẻ em. Đa dạng hóa, sáng tạo, sử dụng đồng thời nhiều kênh truyền thông, giáo dục về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường, gia đình, cá nhân quy định trong Luật trẻ em về thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; về kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em cho gia đình, nhà trường, cộng đồng và trẻ em; về yêu cầu thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em trong Chỉ thị số 18/CT-TTg và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em.

Thứ tư.

Thúc đẩy sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em. Thúc đẩy hoạt động của các mô hình thực hiện quyền tham gia của trẻ em. Thu thập ý kiến, nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và triển khai các chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

Thứ năm

Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em và tham gia thực hiện các quyền của trẻ em ở các bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và địa phương, cơ sở. Đến hết năm 2020, 100% xã, phường, thị trấn hình thành nhóm thường trực bảo vệ trẻ em, bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em. Tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp và đội ngũ cộng tác viên, đến hết năm 2021 có 80 – 90% cán bộ quản lý, công chức, viên chức làm công tác trẻ em các cấp của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Giáo dục và Đào tạo được tham gia tập huấn chuyên môn về công tác quyền trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em.■

Tác giả: Nguyễn Thị Nga – Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

nhanquyenvn.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *