Hệ thống giao thông hỗ trợ người khuyết tật di chuyển
Luật Đường bộ (Điều 28, 58, 59), Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Điều 4, 11, 12, 14, 23, 30, 33, 44, 57), Luật Người khuyết tật (Điều 5, 6), Chương trình trợ giúp người khuyết tật (mục II.6 Điều 1 Quyết định 1190/QĐ-TTg năm 2020) đã quy định các biện pháp và giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển cá nhân của người khuyết tật gồm:
– Xây dựng phương án, lộ trình cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng, đầu tư phương tiện hỗ trợ người khuyết tật;
– Chỉ đạo các địa phương khi xây dựng, sửa chữa các công trình cần bảo đảm tiếp cận cho người khuyết tật; ưu tiên, hỗ trợ người khuyết tật khi mua vé, làm thủ tục, sắp xếp chỗ ngồi, hành lý;

– Thực hiện miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ, miễn phí vận chuyển thiết bị chuyên dụng hỗ trợ người khuyết tật;
– Xây dựng Bộ tiêu chí giao thông tiếp cận phổ quát;
– Tăng cường năng lực giám sát, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về công trình giao thông.
Bên cạnh đó, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (khoảng 40 điều liên quan), Luật Hàng không dân dụng, Luật Đường sắt, Chương trình trợ giúp người khuyết tật (mục II.7 Điều 1 Quyết định 1190/QĐ-TTg năm 2020) đã có quy định các biện pháp sử dụng khoa học và công nghệ hiện có để hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết tật đảm bảo khả năng tiếp cận phương tiện di chuyển của họ. Kết quả là hiện nay Việt Nam đã có: các phần mềm tìm bến xe, đặt vé máy bay trực tuyến, bản đồ có chỉ dẫn bằng giọng nói; phần mềm bán vé qua mạng; lắp đặt các thiết bị hỗ trợ tín hiệu, vạch chỉ dẫn, chữ nổi ở các khu công cộng (thang máy, đèn tín hiệu giao thông, nhà ga, bến xe, bến tàu, cảng hàng không, cảng đường thủy, đường phố).
Về sử dụng khoa học và công nghệ hiện có để hỗ trợ hiệu quả nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận phương tiện di chuyển của người khuyết tật, Luật Người khuyết tật (Điều 5, 6), Chương trình trợ giúp người khuyết tật (mục II.7 Điều 1 Quyết định 1190/QĐ-TTg năm 2020) đã quy định: các phần mềm tìm bến xe, đặt vé máy bay trực tuyến, bản đồ có chỉ dẫn bằng giọng nói; phần mềm bán vé qua mạng; lắp đặt các thiết bị hỗ trợ tín hiệu, vạch chỉ dẫn, chữ nổi ở các khu công cộng (thang máy, đèn tín hiệu giao thông, nhà ga, bến xe, bến tàu, cảng hàng không, cảng đường thủy, đường phố); chế tạo thiết bị giày thông minh hỗ trợ trong hoạt động di chuyển, đi lại của người khiếm thị;…
Đồng thời, Luật Người khuyết tật (Điều 5, 26), Chương trình trợ giúp người khuyết tật (mục II.12 Điều 1 Quyết định 1190/QĐ-TTg năm 2020) đã quy định các biện pháp đào tạo cung cấp và sử dụng các phương tiện, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật và tổ chức đại diện của người khuyết tật. Thực tế, Việt Nam đã đánh giá nhu cầu sử dụng các phương tiện, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật; xây dựng tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn; phát hiện, sàng lọc, tư vấn sử dụng thiết bị hỗ trợ; bảo quản, duy trì, sửa chữa thiết bị hỗ trợ người khuyết tật; nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn hướng dẫn khả năng tiếp cận và sử dụng nội dung thông tin của trang thông tin điện tử.
Cũng theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, mọi công dân không phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật đều bình đẳng trong việc tham gia đào tạo, sát hạch lái xe để cấp giấy phép lái xe nếu đủ điều kiện. Thông tư 35/2024/TT-BGTVT (Điều 12, 26) đã có các quy định riêng về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật: được lựa chọn hình thức đào tạo lái xe, được thay nội dung học lái xe trên cabin học lái xe ô tô bằng nội dung học trên xe tập lái; nội dung, quy trình, hình sát hạch cho người khuyết tật…
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP (Điều 6) còn quy định các biện pháp hỗ trợ về kinh phí, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi; miễn, giảm thuế khi sản xuất, nhập khẩu thiết bị để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào việc sản xuất thiết bị hỗ trợ di chuyển và công nghệ cho người khuyết tật.