Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
12432

Pháp luật về quyền của người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay (bài 8)

100% các trường học ở Việt Nam đều nhận trẻ khuyết tật vào học hòa nhập

 

 

 

Chính phủ Việt Nam luôn dành ngân sách đầu tư vào cơ sở vật chất đảm bảo tiếp cận và nguồn nhân lực để hỗ trợ trẻ em khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập bao gồm các cơ chế cụ thể, chẳng hạn như giáo viên và nhân viên xã hội được đào tạo, để đảm bảo các điều kiện hỗ trợ các em tham gia giáo dục hòa nhập.

Cụ thể, Luật Giáo dục (Điều 63) quy định nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách để hỗ trợ trẻ em khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập; ban hành các chương trình bồi dưỡng giáo viên về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật (Quyết định 3457/QĐ-BGDĐT). Năm 2024, Việt Nam chi khoảng hơn 380.000 tỷ đồng cho giáo dục và đào tạo, trong đó, có bảo đảm chi đối với học sinh, sinh viên khuyết tật.

Cần thay đổi nhận thức về vấn đề học tập của trẻ khuyết tật.

Luật Giáo dục và Luật Người khuyết tật (Chương 4) cơ bản đảm bảo tiếp cận giáo dục hòa nhập cho 2,1 triệu học sinh, sinh viên khuyết tật. Thông tin thêm về giáo trình, tài liệu và thiết bị như sau: Chuyển đổi sách giáo khoa sang các bản chữ nổi Braille cung cấp cho các cơ sở giáo dục để dạy người khuyết tật nhìn; Xây dựng học liệu gồm 100 video dạy học môn tiếng Việt và 50 video dạy học môn Toán để các nhà trường, học sinh khiếm thính có thể khai thác sử dụng trong quá trình dạy và học. Hình thành các trung tâm hỗ trợ giáo dục hoà nhập trên cả nước.

Hiện 100% các trường học ở Việt Nam đều nhận trẻ khuyết tật vào học hòa nhập và có những điều chỉnh hợp lý để đáp ứng nhu cầu giáo dục cụ thể của từng học sinh khuyết tật. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thực hiện tốt Luật Quy hoạch, Luật Giáo dục,Luật Người khuyết tật và Chiến lược phát triển giáo dục (Quyết định số 1705/QĐ-TTg năm 2024) và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quyết định 73/QĐ-TTg), trong đó, có các giải pháp tăng cường bảo đảm tiếp cận giáo dục của học sinh, sinh viên khuyết tật.

Kế hoạch và lộ trình tăng cường các dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, thường được sử dụng bởi cộng đồng người Điếc Việt Nam, và các cơ sở học tập hòa nhập trong hệ thống giáo dục cho tất cả trẻ em khuyết tật nghe và trẻ em sử dụng một phương thức giao tiếp thay thế, bao gồm việc công nhận ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia. Thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt quy định Luật Người khuyết tật, Luật Giáo dục; Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, quy hoạch mạng lưới trường học của các địa phương bảo đảm tiếp cận giáo dục của học sinh, sinh viên khuyết tật.

 

Việt Nam hiện có 1,251 triệu giáo viên mầm non, phổ thông, trong đó có khoảng 7% giáo viên là người khuyết tật. Hệ thống các trường sư phạm trong cả nước đều có khoa giáo dục đặc biệt để đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên thực hiện giáo dục hoà nhập.

Kế hoạch tại Quyết định số 1190/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030, Luật Người khuyết tật, Quyết định số 112/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030.

Kế hoạch đào tạo giáo viên, nhân viên xã hội và nhân viên trường học về các loại khuyết tật khác nhau, việc cung cấp điều chỉnh hợp lý trong môi trường lớp học, và các chiến lược để tạo ra môi trường học tập hòa nhập và công bằng, không xuất hiện bắt nạt hoặc các hình thức bạo lực khác… cũng được ghi tại Quyết định số 112/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 và Nghị định 110/2024/NĐ-CP.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *