Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
6450

Pháp luật về quyền của người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay (bài 3)

 Phụ nữ khuyết tật Việt Nam được hỗ trợ như thế nào?

 

 

Việt Nam có hàng nghìn tổ chức hội, trong đó có các hội lớn như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội người mù, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Hội Cứu trợ người tàn tật, Hội nạn nhân da cam/dioxin,… hoạt động ở 4 cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã; trong đó có khoảng trên 50% có phụ nữ lãnh đạo.

 

 

Những cơ chế để các tổ chức của phụ nữ khuyết tật ở tất cả các cấp, bao gồm cả cấp huyện, cấp thôn và cấp xã, tham gia vào dịch vụ công và thúc đẩy phụ nữ khuyết tật ra ứng cử làm đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân… gồm: Luật Người khuyết tật (Điều 9, Điều 16); Nghị định 126/2024/NĐ-CP (Điều 7) quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức của người khuyết tật tham gia vào cung cấp dịch vụ công như: xác định mức độ khuyết tật, giải quyết trợ cấp xã hội, dịch vụ y tế, tài chính giáo dục, dạy nghề, việc làm,…; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (tại điểm I.2.a Nghị quyết số 28/NQ-CP năm 2021) nêu chỉ tiêu “đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ” và Quyết định số 1190/QĐ-TTg năm 2020 (mục II.10 Điều 1) có các hoạt động trợ giúp phụ nữ khuyết tật để thúc đẩy phụ nữ khuyết tật ra ứng của Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

 

 

 

Đồng thời, Chính phủ cũng đã có nhiều giải pháp tăng cường sự tham gia của tổ chức phụ nữ khuyết tật gồm: Truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng; tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kết nối phụ nữ có nhu cầu tới các dịch vụ sẵn có; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ khuyết tật; Quy định các chỉ tiêu nữ lãnh đạo trong các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo.

 

 

Các Chương trình mục tiêu quốc gia: giảm nghèo, nông thôn mới, dân tộc thiểu số và miền núi đều có hợp phần truyền thông về bình đẳng giới; Việt Nam đã phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 (Quyết định số 1790/QĐ-TTg năm 2021) quy định về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và kinh phí thực hiện nhằm thay đổi nhận thức về bất bình đẳng giới, đặc biệt là trong vấn đề liên quan đến san sẻ việc nhà và các khuôn mẫu giới đang tạo bất lợi cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.

 

 

 

Để đảm bảo tất cả các chương trình và chiến lược trong Luật Bình đẳng giới 2006 đều bao gồm phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật, cùng với cả việc phân bổ nguồn nhân lực để đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật được cung cấp đầy đủ thông tin về quyền lợi của họ theo luật pháp và các chương trình tiếp cận với họ, Việt Nam còn có Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (Nghị quyết 28/NQ-CP năm 2021), Chương trình quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2021) và Chương trình phòng, chống mua bán người (Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2021) quy định các biện pháp: truyền thông, đào tạo nhân lực; tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân và bố trí ngân sách của các cấp để triển khai thực hiện (hàng năm khoảng gần 100 tỷ đồng).

 

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dịch bệnh Covid-19 tác động tới việc làm của phụ nữ khuyết tật trầm trọng hơn so với nam giới: Trong quý II/2020, lực lượng lao động nữ trong độ tuổi giảm 4,9% so với quý trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức giảm của lực lượng lao động nam trong độ tuổi (giảm 3,9% so với quý trước và giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước).

 

Thời điểm đó, Việt Nam đã ban hành 04 gói chính chính sách hỗ trợ nạn nhân Covid-19 và phục hồi kinh tế do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022, Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 và Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023) với tổng số tiền hỗ trợ khoảng 350.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 68 triệu lượt người. Hình thức hỗ trợ là: tiền mặt, điều trị, tiêm vắc xin, cho vay tín dụng ưu đãi, giảm thuế giá trị gia tăng 2%, giảm tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội 1%, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp 0.5%, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất…

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *