Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
55954

Bàn về tản văn về bánh chưng của Phạm Thị Hoài

 

 

Mới đây, bà Phạm Thị Hoài có bài tản văn về bánh chưng. Trong đó bà đưa ra khá nhiều luận điểm đốt nóng tranh cãi trên  mạng xã hội, như bà Hoài bình phẩm: “Bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực”, bà chê bánh chưng đòi hỏi phải chuẩn bị quá sức vất vả “nấu như trường kỳ kháng chiến”, nhiều nguy cơ nhão, thiu, mốc, sống, sượng”, rồi ẩn ý rằng bánh chưng cần phải giải thiêng, vượt ra khỏi cái gọng kìm của sự tưởng tượng rằng nó đã 4000 năm không đổi, rời khỏi bàn thờ cúng cụ”!

Không ai không hiểu rõ ý đồ của bà Phạm Thị Hoài thông qua việc bỉ bôi, tầm thường hóa chiếc bánh chưng cổ truyền của dân tộc và xâu chuỗi đến vấn đề văn hóa và chính trị của Việt Nam hiện nay. Nhưng chiêu trò này của bà Hoài đụng chạm đến phần văn hóa cốt lõi của người Việt, thì không chỉ dân mạng Việt bức xúc, mà chính nhiều kẻ cùng “chiến tuyến” với bà ta không đồng tình.

 

Về góc độ ẩm thực, chiếc bánh chưng đã đi vào huyền sử dân tộc như một biểu tượng văn hóa thiêng liêng của dân tộc. Mỗi một trẻ em Việt Nam sinh ra không thể không biết sự tích bánh chưng bánh dày. Sự tích bánh chưng bánh dày còn gắn liền với sự tích về các đời vua Hùng dựng nước, về sự hòa hợp đất trời.

 

Về văn hóa, chiếc bánh chưng ngày Tết là lễ vật cúng tổ tiên không thể thiếu được trong mỗi mâm lễ ngày Tết. Nó nhắc nhờ người Việt về sự ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên, một nét tín ngưỡng cao đẹp của dân tộc. Thêm nữa, tục gói bánh chưng ngày Tết, nấu bánh chưng ngày tết là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là quãng thời gian sum vầy của cả gia đình, thậm chí là hàng xóm láng giềng quây quần bên nhau ngày Tết sau một năm làm việc vất vả, chia sẻ những câu chuyện vui buồn. Điều này cũng phù hợp với văn hóa lúa nước truyền thống của dân tộc.

 

Rõ ràng bánh chưng là một biểu tượng văn hóa chứ không chỉ đơn thuần là một món ăn. Việc Phạm Thị Hoài tầm thường hóa bánh chưng vừa thể hiện ý đồ chính trị đen tối,vừa thể hiện ý đồ muốn phá hoại những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

 

Ai cũng biết, bà Phạm Thị Hoài là một kẻ từng quay lưng với đất nước, chối bỏ dân tộc, chạy ra nước ngoài sống kiếp vong nô chống phá đất nước. Bà ta là chủ trang Talawas, một trang chuyên chống Việt Nam khét tiếng ở nước ngoài. Bản thân Phạm Thị Hoài cũng đã có nhiều tác phẩm có nội dung tuyên truyền chống Việt Nam.

 

Đả kích, phá hoại văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một chiêu trò chống phá Nhà nước và chế độ chính trị hiện nay của những thành phần tự nhận “đấu tranh dân chủ”, “cấp tiến”. Chính số đông những kẻ này nhiều năm qua luôn cổ súy từ bỏ Tết Nguyên đán, cho nó khiến Việt Nam “lạc nhịp”, “dân tộc nghèo đi”…

 

Họ cũng đả kích truyền thông chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam và thể hiện rõ ý đồ “giải thiêng” các lãnh tụ giải phóng dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm như Quang Trung Nguyễn Huệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh…

 

Họ công khai nuối tiếc Việt Nam nỡ “đánh đuổi các nền văn minh thế giới”

 

Tuy nhiên, đụng đến bánh chưng, món ăn khoái khẩu, nét đẹp văn hóa – ẩm thực hồn cốt của người Việt, xem ra bà Phạm Thị Hoài ngày càng cực đoan và điên cuồng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *