Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
62302

Xuyên tạc xã hội và công kích công cuộc chống tham nhũng, cần xem lại trách nhiệm công dân của họa sĩ Đỗ Duy Ngọc

Gần đây, dư luận tỏ ra bức xúc, phê phán trường hợp họa sĩ Đỗ Duy Ngọc, sinh năm 1950 tại Quảng Bình, từng du học tại Pháp và lấy vợ người nước này; ông ta còn được biết đến là một tay chơi đồng hồ cổ khét tiếng, được Guiness Việt Nam công nhận năm 2003, tác giả tập truyện ngắn “Bước không qua số phận” từng được nhà văn Nguyễn Trường khen “viết về trải nghiệm” nhưng lại có nhiều bài viết trên mạng xã hội với cái nhìn thiên kiến bi quan, cực đoan phê phán xã hội, đả kích chế độ và đặc biệt là công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Tiêu biểu một số ví dụ như:

Trong bài viết có tựa đề “Chúng ta đang ở thời đại nói láo toàn tập” , trong đó ông ta bình phẩm: “chúng ta đang ở một thời đại láo toàn tập, láo từ trung ương đến địa phương. Láo từ tập đoàn đến công ty, láo từ tổ chức đến cá nhân. Láo mọi ngành nghề, láo toàn xã hội. Hơn nữa vì sự thật bi đát quá, đành nói láo để khỏa lấp, hy vọng sẽ an dân. Nhưng thời đại bùng nổ thông tin, dân biết hết nên chuyện láo trở thành trơ trẽn”. Trong một bài viết khác, Đỗ Duy Ngọc còn dõng dạc tuyên bố “tất cả vì chúng ta, kệ cha chúng nó”. Hoặc nhân vụ việc xảy ra tại Công ty Việt Á và vụ các chuyến bay giải cứu tại Cục Lãnh sự thì Đỗ Duy Ngọc giật tite viết bài “Tội ác khó tha thứ” để cho rằng “Họ đã biến quyền lực để hút máu và khai thác trên nỗi đau của đồng bào. Thế thì cái thời ta đang sống đây là thời kỳ gì nhỉ?” và quy kết “Cả một hệ thống câu kết với nhau… dân biết tin ai bây giờ”.

Có thể thấy ngay đây là giọng điệu của một kẻ xúc xiểm, thích chọc ngoáy và bôi nhọ chế độ. Không thể thông qua một số vụ việc tham nhũng, tiêu cực mà các cơ quan chức năng đã và đang kiên quyết xử lý để đánh đồng, xuyên tạc, công kích, vu cáo cả thể chế chính trị, lên án chế độ. Giọng điệu này đã được những con buôn chính trị, khoác áo dân chủ nhân quyền vẫn ngày ngày rêu rao trên mạng, được Đỗ Duy Ngọc đem ra nhai lại.

Gần đây trên facebook cá nhân, Đỗ Duy Ngọc có bài viết “Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực” đã được nhiều các trang mạng phản động chia sẻ và đăng tải. Y cho rằng: “Thật ra, bàn chơi cho vui thế thôi. Với cách quản lý, điều hành như hiện nay. Với thể chế và cơ cấu cán bộ như hiện nay, không thể và không bao giờ diệt được tham nhũng. Đừng có mơ giữa ban ngày”. Lý do mà Đỗ Duy Ngọc cho là “kết án vài ba năm trở về họ vẫn là những người giàu. Mà theo ý kiến của Cụ Tổng, khắc phục được thì giảm án, nhẹ hều”…

Trước hết, nói về việc bồi thường để giảm án là có căn cứ pháp luật, không dựa vào cảm tính ông Đỗ Duy Ngọc và sự nhân danh, khoác áo dân chủ để công kích, phủ nhận công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nên nhớ, tình tiết khắc phục hậu quả không phải phép tính cộng (nộp tiền) và phép tính trừ (giảm án) mà mang tính nhân văn, giáo dục và răn đe cao, là sự phân loại bị cáo theo mức độ thành khẩn, hối cải.

Việc một số cựu quan chức bị đưa ra xét xử và được xem xét giảm án mức án tù khi đã ăn năn hối cải, khắc phục tối đa thiệt hại do tham nhũng, không chỉ riêng Đỗ Duy Ngọc mà không ít đối tương thiếu thiện chí, cố tình chọc ngoáy đã rêu rao vài “ưu ái” của các quan chức, “đơn giản hóa’ việc xét xử các vụ án tham những, luật pháp thiếu nghiêm minh. Đó chỉ là sự suy diễn quy chụp cá nhân, hoàn toàn không có cơ sở.

Điều 51 thuộc Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định rất cụ thể những tình tiết giảm nhẹ trong các vụ án hình sự. Trong số 22 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Luật quy định thì có việc “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thương thiệt hại khắc phục hậu quả”.

Vụ án xét xử ông Nguyễn Đức Chung- cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là một ví dụ, gia đình ông Chung đã nộp đủ 25 tỷ đồng, số tiền mà bị cáo phải bồi thường cho phía bị hại là Công ty Thoát nước Hà Nội, đủ điều kiện để bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tương tự, sau khi nộp đủ 37 tỷ đồng, khắc phục hậu quả (bằng ¾ số tiền 49 tỷ đồng) gây thiệt hại, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương, Nguyễn Xuân Sơn đã được tòa Phúc thẩm kiến nghị Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao xem xét giảm hình phạt cho bị cáo Sơn từ tử hình xuống chung thân.

Cốt lõi của vấn đề là sự tự nguyện, là việc nhận ra từ phía bị cáo và mong muốn “lập công chuộc tội”, trong một số trường hợp là pháp luật tạo điều kiện để bị cáo có cơ sở làm lại cuộc đời, sống có ích cho xã hội. Pháp luật là nghiêm minh, nhưng ông cha ta còn dạy “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Không hiểu tại sao một người có trình độ như ông Đỗ Duy Ngọc lại cho rằng “khi bị dính tội, hành động đầu tiên là phải kiểm kê tài sản và tịch biên” như thời Trung cổ vậy sao?

Thực tế, tham nhũng tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới, ngay cả nước Pháp được coi là văn minh hạng nhất thế giới, nơi mà ông đã từng du học và là quê ngoại của các con ông, thì gần đây Thủ tướng Francois Fillon cũng bị kết án 4 năm tù, cấm đảm nhiệm chức vụ 10 năm vì tội tham nhũng. So sánh cả về mức án và sự nghiệp đối với quan chức bị kết tội tham nhũng, Việt Nam được xem xử nặng, nghiêm khắc hơn nhiều. Không có chuyện “quan tham” có cơ hội quay lại chính trường, đứng lên bục rảo giảng chân lý, làm chính khách, dân biểu như ở Mỹ và nhiều nước phương Tây sau khi dính án tích

Nên việc “ngăn ngừa và xóa bỏ tham nhũng là trách nhiệm của tất cả các quốc gia” (Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng năm 2013), không chỉ riêng ở Việt Nam. Luận điệu “không thể và không bao giờ diệt được tham nhũng” đã được nhiều kẻ khoác áo dân chủ nhân quyền đưa ra, rất tiếc hôm nay lại được ông Đỗ Duy Ngọc đem ra nhai lại và reo giắc hoang mang, bi quan, đánh phá nỗ lực của cả hệ thống chính trị thì không hề có tính xây dựng chút nào, mà ngược lại, trở thành kẻ phá hoại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *