Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
59082

Cơ quan “chuyên nghiệp” về nhân quyền Kỳ 2: Cơ sở chính trị, pháp lý cho việc xây dựng CQNQQG ở Việt Nam

Trong bối cảnh nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới – thời kỳ hội nhập toàn diện, sâu rộng vào đời sống quốc tế, hàng loạt vấn đề mới về nhân quyền đặt ra, đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên trách, đủ năng lực giúp Đảng và Nhà nước phát hiện sớm mọi vấn đề và giải quyết một cách căn cơ, mở đường cho hoạt động đối nội và đối ngoại của đất nước.

Liên Hợp quốc luôn khuyến khích mọi chủ thể và mọi sáng kiến trong bảo vệ nhân quyền. Theo đó, xây dựng CQNQQG là một hướng đi quan trọng trong bảo vệ nhân quyền. Gần đây, việc xây dựng CQNQQG được nêu ngay trong các công ước. Công ước về quyền của người khuyết tật 2006 quy định: “Các quốc gia thành viên (…) thiết lập trong phạm vi quốc gia thành viên một khuôn khổ bao gồm một hoặc nhiều cơ chế độc lập (…) Khi chỉ định hoặc thiết lập một cơ chế như vậy, các quốc gia thành viên sẽ tính đến các quy định có liên quan đến vai trò và chức năng của các cơ quan quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”. Trong Bình luận chung số 2 năm 2002, Ủy ban quyền trẻ em “hoan nghênh việc thành lập các tổ chức nhân quyền quốc gia độc lập, thanh tra trẻ em, Ủy viên Hội đồng trẻ em và những tổ chức độc lập tương tự cho việc đẩy mạnh và kiểm tra thực thi Công ước của các quốc gia thành viên”…

Khi xem xét các báo cáo về nhân quyền của Việt Nam, các cơ quan nhân quyền LHQ luôn khuyến nghị vấn đề CQNQQG. Đối với Báo cáo lần thứ ba Công ước ICCPR (bảo vệ năm 2019), Ủy ban Công ước khuyến nghị: “Trong khi ghi nhận sự tồn tại của các cơ quan chính phủ trong nước với chức năng liên quan đến nhân quyền, Ủy ban vẫn quan ngại về sự thiếu vắng một cơ quan độc lập tuân thủ các nguyên tắc về vị thế của cơ quan quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền”, “Ủy ban khẳng định Nhà nước thành viên phải nhanh chóng thành lập một CQNQQG để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, phù hợp với các Nguyên tắc Paris”. Tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2, Việt Nam chấp nhận 6/12 khuyến nghị về xây dựng CQNQQG, thì đến UPR chu kỳ 3, có thêm 9 nước khuyến nghị về vấn đề này.

Bên cạnh đó, quá trình đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam cũng cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới bảo đảm cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người dân. Các Đại hội Đảng đều nhấn mạnh “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội; Nhà nước phải thể chế hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền công dân, quyền con người”…

Hiến pháp 2013 khẳng định nguyên tắc , cam kết “tuân thủ Hiến chương LHQ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Tại Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III, Bộ Công an đã được giao chủ trì nghiên cứu việc xây dựng CQNQQG…

Đây là những cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc xây dựng CQNQQG ở Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *