Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
67138

Vụ khủng bố ở Đắk Lắk do “mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo”?

Vụ tấn công vũ trang nhằm giết cán bộ xã, giết công an xã, giết người dân hiền lành, đập phá trụ sở, chống phá tổ chức Đảng và chính quyền của hai xã.hai trụ sở hai xã thuộc tỉnh Đắk Lắk là một vụ khủng bố rùng rợn, dã man. Qua truy bắt và ra đầu thú của gần một trăm kẻ phạm tội đã hé lộ ra thực chất vụ khủng bố, vụ chống phá Đảng và Nhà nước, do những kẻ phản động lưu vong cầm đầu, tổ chức, nhưng những kẻ phản động thù địch chế độ và thù địch nhân dân lại rêu rao nguyên nhân do “người dân tộc không khuất phục, không quy thuận người Kinh”, và do “mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo” nhằm tiếp tục chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc các chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc.

Có thể nói trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng trăm chủ trương, chính sách về dân tộc, nhằm đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt có cả những chính sách xây dựng những vùng dân tộc rộng lớn như Tây Nguyên, Việt Bắc, Tây Bắc, nhằm phát triển hợp lý kinh tế xã hội ở tất cả các vùng của đất nước. Đặc biệt nổi bật là các chính sách xây dựng đời sống chính trị, đời sống kinh tế, đời sống văn hóa để các vùng cùng có tiến bộ, cùng tiến kịp nhau.

Những chính sách, biện pháp định canh định cư, mở trường nội trú, trường dự bị đại học dân tộc, ưu tiên trong tuyển sinh vào các trường đại học v.v… là những chính sách nổi bật, đặc sắc, chính sách dân tộc ở Việt nam, nhằm ổn định sản xuất, đời sống, đồng thời nâng cao dân trí đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Sóng phát thanh, sóng truyền hình, các phương tiện điện thoại đã đến cả vùng sâu vùng xa ở các tỉnh miền núi, ở các vùng có các dân tộc thiểu sổ sinh sống. Ngày nay không khó gì để nhận ra rằng có nhiều trí thức, nhiều nghệ sĩ người dân tộc thiểu số được đào tạo ở nước ta.

Tuy nhiên không thể phủ nhận tình hình một số địa phương vùng sâu vùng xa trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn nhiều chênh lệch về đời sống kinh tế, văn hóa so với miền xuôi và các vùng đô thị, đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là phải chống đỡ nhiều thiên tai. Mốc chênh lệch càng nhiều hơn trong điều kiện cơ chế thị trường. Những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để khắc phục sự chênh lệch đó, song vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu.

Từ hành động khủng bố, những kẻ xấu, những kẻ thù địch lại xuyên tạc thành chuyện mâu thuẫn tôn giáo. Từ lâu ở Việt nam đã coi tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, pháp luật quy định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, pháp luật cũng quy định nghiêm cấm kỳ thị tín ngưỡng tôn giáo. Trên thực tế ở Tây Nguyên có 2,3 triệu người đang theo các đạo Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài. Đồng bào có đạo cũng như không theo đạo đều có mục tiêu chung là xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc, cùng tiến lên nền kinh tế hàng hóa văn minh hiện đại để cải thiện đời sống xã hội. Ở đây không có chuyện mâu thuẫn tôn giáo. Đồng bộ với việc nâng cao dân trí của các dân tộc thì công tác cán bộ cũng là một đặc sắc trong chính sách dân tộc. Đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia cơ quan lãnh đạo Nhà nước từ trưng ương đến khắp các địa phương. Cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia Quốc hội (cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất) – cơ quan xây dựng luật pháp và có chức năng giám sát tối cao đối với cơ quan và cán bộ Nhà nước khắp toàn quốc, thể hiện cơ quan nhà nước đại diện cho lợi ích tất cả các dân tộc trong đất nước. Không thể bịa đặt và xuyên tạc khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ người dân tộc với người Kinh. Và, cũng không thể xuyên tạc và bịa đặt rằng vụ khủng bố xảy ra ở trụ sở hai xã thuộc tỉnh Đắk Lắk vừa qua là mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *