Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
34893

Việt Nam có “trờ cờ” khi ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu?

 

Việc Việt Nam 2 lần bỏ phiếu trắng, 1 lần bỏ phiếu chống tại Liên hợp quốc liên quan đến xung đột Nga-Ukraine luôn là mục tiêu công kích, xuyên tạc chính sách và lập trường ngoại giao Việt Nam của làng dân chửi. Giọng điệu cay cú, hằn học nhất là những bài viết trên trang Việt tân.

Chẳng hạn mới đây, Việt tân đăng bài của Lê Ánh ““CSVN TRỞ GIỌNG “CUỐN THEO CHIỀU GIÓ” nêu: “Ngày 7/4/2022, Hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã bỏ phiếu trục xuất Nga ra khỏi cơ quan này vì xâm lược Ukraine, bắn giết người dân Ukraine NHƯNG VIỆT NAM NHẤT QUYẾT BỎ PHIẾU CHỐNG.”; và: “28/6/2022, CSVN “trở cờ” ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ”. Rồi, Lê Ánh làm như mình là người tử tế nhất thiên hạ, cao giọng: “con người cộng sản là vậy. Bản chất gian manh, lọc lừa, phản bội… không bao giờ thay đổi!”.  Thóa mạ, vu người khác gian manh, nhưng thực tế phơi bày, luận điệu trong bài viết cố tình xuyên tạc một hành động có trách nhiệm, thận trọng của Việt Nam tại tổ chức quan trọng nhất toàn cầu, là LHQ.

Bình luận về luận điệu xuyên tạc này, cây bút Minh Hà phản bác:

Sự thật là: ngày 7/4, tại phiên họp khẩn cấp lần thứ 11 liên quan xung đột Nga – Ukraine, Đại hội đồng LHQ đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền với 93 phiếu ủng hộ, 24 phiếu chống. Trong số các phiếu chống, có Việt Nam.

Về quan điểm, tại phiên họp, ông Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế (…). Việt Nam phản đối mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế…

Đề cập “cuộc thảm sát thường dân” ở thị trấn Bucha, Ukraine” – lý do Đại hội đồng LHQ triệu tập phiên họp khẩn thứ 11, ông Đặng Hoàng Giang khuyến nghị rằng: “Mọi trao đổi, quyết định của Đại hội đồng LHQ cần dựa trên thông tin được kiểm chứng, khách quan, minh bạch, với sự hợp tác của các bên liên quan và có sự tham vấn rộng rãi với các nước…”.

Những người tỉnh táo, thận trọng, có trách nhiệm với công lý không thể không đồng tình với phát biểu của vị đại diện Việt Nam.

Không thế, đã không có việc chỉ trước phiên họp khẩn thứ 11 đúng 3 ngày, ngày 4/4, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi sớm tiến hành một cuộc điều tra về sự cố ở Bucha.

Không thế, đã không có việc, thời điểm đó, bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền LHQ khẳng định: “Điều cần thiết lúc này là tất cả các nỗ lực phải được thực hiện để đảm bảo các cuộc điều tra độc lập, hiệu quả về những gì đã xảy ra ở Bucha, để đảm bảo sự thật, công lý…”

Thế nên, mặc cho LHQ thông qua được Nghị quyết đưa Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền; dù lên án chiến tranh, bàng hoàng trước cuộc chiến thảm khốc tại Ukraine, nhiều người có lương tri vẫn cảm thấy xót xa cho cách “thực thi công lý” hối hả, tùy tiện khi sự việc chưa được minh bạch nêu trên của LHQ.

Số đông chưa hẳn đã là lẽ phải. Nhiều người không mơ hồ; họ hiểu: đằng sau cái gọi là “đa số phiếu thuận” đó, rất có thể là những câu chuyện đầy toan tính của các quốc gia gắn với chi phối của những thế lực có sức mạnh.

Thế nên, không thể đánh đồng, xuyên tạc lá phiếu chống của Việt Nam – một dân tộc hiểu giá trị và giàu khát vọng hòa bình hơn ai hết – trong phiên họp khẩn cấp thứ 11 của Đại hội đồng LHQ, là ủng hộ cuộc chiến thảm khốc gây nên cảnh đầu rơi máu chảy tại Ukraine!

Ngoài thể hiện quan điểm, thái độ qua phát biểu của ông Đặng Hoàng Giang tại phiên họp khẩn cấp thứ 11; và trước đó, trong phiên họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ ngày 01/03/2022. Ngày 03/03/2022, bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cũng đã nhấn mạnh: “Việt Nam  kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt ngay các hành động sử dụng vũ lực, tránh gây thương vong và tổn thất cho dân thường”.

Cuộc chiến nổ ra, thì điều cấp thiết nhất sẽ là gì, nếu không hãy chấm dứt nó, trước khi bàn đến các giải pháp toàn diện và lâu dài?

Trước đã thế, sau Việt Nam chủ trương và nhất quán quan điểm như thế.

Thế nên, ngày 28/06 vừa qua, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đại sứ Nguyễn Phương Trà nhấn mạnh: Việt Nam tái khẳng định ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tại phiên đối thoại với chủ đề “Từ lời nói đến hành động: Ngừng bắn toàn cầu sau đại dịch COVID-19” được tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ, thì có gì khác lạ đâu, mà Việt Tân phải tru tréo.

Tru tréo chưa đủ, họ còn xảo trí “lập lờ đánh lận con đen”, đánh tráo đối tượng, xuyên tạc sự việc để lừa đảo dư luận?

Còn về quan điểm, đánh giá về xung đột của ông Lê Văn Cương về thiệt hại của Nga trong xung đột là đánh giá cá nhân của ông này. Trong xung đột giữa Nga và Ukraine, thực chất với cả phe Mỹ, NATO hậu thuẫn đằng sau, việc tổn thất  cho cả 2 bên và những điều không lường trước là hết sức bình thường. Việc Việt tân và giới dân chửi hả hê, cho rằng ông ta “quay xe” khi đánh giá thiệt hại là khiên cưỡng. Quan trọng nhất, quan điểm cá nhân đánh giá về tương quan, thiệt hại 2 bên từ đầu cuộc xung đột của một vị tướng đã nghỉ hưu không phản ánh lập trường chính thức của Việt Nam. Việc cố tình gán ghép thay đổi trong đánh giá về tương quan 2 bên xung đột về thiệt hại là “quay xe”, “là lập trường của Nhà nước Việt Nam” cho thấy tình trạng “khát nước” của Việt tân và dân chửi khá trầm trọng, đến mức không đủ khả năng rạch ròi, và mất đi sự logic tối thiểu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *