Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18876

“Trung thực, quả cảm” hay là “lợi dụng làm càn”?

 

Tại Hội nghị các nhà văn lão thành lần thứ nhất tại Hải Phòng ngày 30/9 vừa qua, Chủ tịch nước Võ văn Thưởng có bài phát biểu ghi nhận, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các nhà văn lão thành; đồng thời cũng chỉ rõ “Kẻ thù lớn nhất của dân tộc trong chiến tranh là những kẻ xâm lược bằng những con người cụ thể, được xác định rõ ràng, nhưng kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc trong hòa bình lại không dễ nhận diện. Đó là sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham lam, sự giả dối và độc ác, là tham nhũng, tiêu cực, là sự tàn phá thiên nhiên, tàn phá văn hoá và đi ngược lại xu thế của thời đại.Chính vì thế, sứ mệnh, trách nhiệm của nhà văn Việt Nam lúc này lại càng lớn lao và yêu cầu cao hơn. Nhân dân, đất nước đang cần tiếng nói của tình yêu thương con người, của lòng trung thực, sự quả cảm từ các nhà văn trong cuộc đấu tranh này…” và mong muốn các nhà văn lão thành “tiếp tục là chỗ dựa tinh thần bền vững và tin cậy, truyền cảm hứng, kinh nghiệm sống và sáng tác, khích lệ cá tính sáng tạo và ủng hộ cái mới cho các nhà văn trẻ…”. Lợi dụng những ý tứ, lời lẽ của Chủ tịch nước phát biểu tại Hội nghị, trang phản động Việt tân đã xuyên tạc rằng Chủ tịch nước “lại giở giọng điệu đạo đức giả”, “muốn chứng tỏ cho thế giới thấy là CSVN tôn trọng quyền tự do tư tưởng và ngôn luận qua lời kêu gọi này”; vu cáo những người “trung thực, quả cảm”, “yêu nước” thì đều bị “tống vào tù”, thậm chí xuyên tạc vấn nạ, tiêu cực xã hội liên quan đến giáo dục được báo chí phản ánh để phủ nhận phát biểu của Chủ tịch nước,…

Phản bác luân điệu xuyên tạc, bóp méo này, bạn đọc Nguyễn Thanh Hằng đưa ra quan điểm cho rằng:

Thứ nhất, việc tổ chức Hội nghị nhà văn lão thành nhằm ghi nhận, tôn vinh những cống hiến đóng góp của các thế hệ nhà văn là hoàn toàn chính đáng, phù hợp với truyền thống uống nước, nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Việc ông Võ Văn Thưởng thay mặt Đảng, Nhà nước đến dự Hội nghị và có bài phát biểu động viên, ghi nhận, trân trọng và tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các nhà văn lão thành là hoàn toàn chính đáng, hợp tình, hợp lẽ, không có chuyện trình diễn hay giả dối gì ở đây. Chủ tịch nước đã làm đúng nhiệm vụ, chức trách được giao.

Thứ hai, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch nước chỉ rõ về kẻ thù trong thời kỳ chiến tranh và kẻ thù trong thời kỳ hòa bình. Trong đó nhấn mạnh kẻ thù trong thời bình không dễ nhận diện, “Đó là sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham lam, sự giả dối và độc ác, là tham nhũng, tiêu cực, là sự tàn phá thiên nhiên, tàn phá văn hoá và đi ngược lại xu thế của thời đại”. Điều này đúng với thực tế hiện tại. Dường như khi xã hội càng phát triển thì tình nghĩa, tình cảm giữa người với người ngày càng phai nhạt, những tấm chân tình, tri kỷ trở nên hiếm hoi và xa xỉ. Và cũng vì lợi ích, vị kỷ, thích hưởng thụ mà dẫn đến tham lam, tham nhũng, tiêu cực… Chính vì thế mà hơn lúc nào hết rất cần sự chung tay của cộng đồng, xã hội để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh, nhân tình, nhân ái hơn. Như chúng ta đều biết, văn học, nghệ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật chân chính có vai trò, sứ mệnh quan trọng bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách con người, hướng con người tới các giá trị chân – thiện – mỹ. Chính vì thế, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ văn nghệ sĩ nói chung, nhất là những nhà văn lão thành, những người đã từng trải qua những thăng trầm của đất nước, đồng cam, cộng khổ với dân tộc, gắn bó với Đảng, với Nhân dân cần có tiếng nói trung thực, thẳng thắn, phản ánh trong các tác phẩm văn học – nghệ thuật hoặc có ý kiến đóng góp cho Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành với tính chất xây dựng để   góp phần đấu tranh chống cái ác, cái xấu, thói tham lam, vị kỷ, hẹp hòi, xây dựng tình yêu thương con người, xây dựng môi trường văn hóa, đất nước văn minh, nhân dân hạnh phúc. Như vậy, điều mà Chủ tịch nước nêu trong bài phát biểu không chỉ là ý kiến của riêng cá nhân ông mà đó cũng chính là chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, là mong mỏi của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, không thể nói rằng đó là “giọng điệu đạo đức giả. Ông ta muốn chứng tỏ cho thế giới thấy là CSVN tôn trọng quyền tự do tư tưởng và ngôn luận qua lời kêu gọi này”.

Thứ ba, việc lên tiếng phản ảnh một cách trung thực, thẳng thắn để đấu tranh chống lại “sự vô cảm, tính vị kỷ, thói hưởng thụ, lòng tham lam, sự giả dối và độc ác, tham nhũng, tiêu cực…” là rất cần thiết, nhưng phải trên tinh thần xây dựng; không phải là lợi dụng, mượn danh “trung thực, thẳng thắn” để nhằm mục đích xuyên tạc, công kích, nói xấu, gây rối hay chống phá. Đảng, Nhà nước, các cấp bộ, ngành luôn tôn trọng và lắng nghe những ý kiến góp ý (kể cả là những ý kiến trái chiều), nếu đó là những ý kiến đóng góp để nhằm mục đích xây dựng tổ chức, môi trường tốt lên. Vấn đề dân chủ luôn được tôn trọng và phát huy ở tất cả các cấp, các ngành; được quy định rõ trong Hiến pháp và các quy định của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhận thức và hiểu rõ dân chủ đúng nghĩa, dân chủ tập trung chứ không phải là dân chủ quá trớn hoặc lợi dụng dân chủ để phá hoại sự đoàn kết trog Đảng, trong xã hội.

Có một thực tế hiện nay nhiều phần tử cực đoan, đối tượng câu kết với các thế lực thù địch thường lợi dụng những sự kiện, vụ việc để tung tin tuyên truyền xuyên tạc; hoặc lợi dụng danh nghĩa “yêu nước”, “dân chủ” “tiếng nói trung thực”… để xuyên tạc, nói xấu và chống phá Đảng, chế độ. Chúng ta cần tỉnh táo trước mọi thông tin, để nhận rõ bản chất sự thật của vấn đề; tránh bị lung lay, dao động hoặc bị những phần tử xấu lôi kéo, kích động. Trung thực, thẳng thắn lên án, đấu tranh cái ác cái xấu không những là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người công dân nhằm xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh hơn, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn cho mọi người, mọi nhà. Nhưng trung thực, thẳng thắn không có nghĩa là lợi dụng danh nghĩa đó để làm càn, để chống phá./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *