Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
29484

Thực hư cái gọi “tình hình nhân quyền Việt Nam xấu đi” của bà dân biểu Đảng Cộng hòa Mỹ

Phát ngôn của Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Đảng Cộng Hòa của Mỹ) thúc giục Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi đưa Việt Nam vào danh sách các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, gia tăng áp lực của Hoa Kỳ lên Việt Nam để thả các tù nhân chính trị và chấm dứt cuộc chiến tranh giành tự do tôn giáo này đang được đám phản động và truyền thông phương Tây tung hứng như thể là căn cứ xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam.

Đây không phải lần đầu tiên các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí ở Mỹ đưa ra kiến nghị này. Ngày 02/12/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Và đầu năm 2024, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách này do các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo. “Té nước theo mưa”, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong triệt để lợi dụng tuyên bố trên để thổi phồng vấn đề, rêu rao đây là “thành quả” của việc cung cấp thông tin tới Bộ Ngoại giao Mỹ. Mục đích của bà dân biểu Michelle Steel hay các cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí là gây sức ép và buộc Nhà nước Việt Nam cho phép tất cả các nhóm, phái tôn giáo chưa được pháp luật công nhận hoạt động một cách tự do và lồng ghép vấn đề về tự do tôn giáo đối với việc cải thiện quan hệ song phương.

Bàn về luận điệu phi lý mà bà dân biểu Michelle Steel đưa ra, trong đó để quy kết Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, bà ta cho rằng “Các tù nhân lương tâm tôn giáo ở Việt Nam phải đối mặt với các bản án tù dài hạn, bị biệt giam, bị xét xử bất công…” cùng với quy kết “Thành tích nhân quyền của Việt Nam trở nên xấu đi đáng kể” đáng phải vạch trần.

Phải nói rõ rằng, tự do tôn giáo không liên quan gì đến khái niệm “tù nhân lương tâm”. Hơn nữa, ở Việt Nam không có “tù nhân lương tâm”, “tù nhân tôn giáo” nào. Thông tin kiến nghị cho rằng chính quyền sách nhiễu, gây khó khăn, không được chăm sóc sức khỏe, bị cưỡng bức lao động và bị cấm thực hành tôn giáo đối với các phạm nhân là thông tin sai sự thật, thực tế đây đều là các nhóm, tổ chức lợi dụng hoạt động tôn giáo để thực hiện âm mưu chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chống phá Nhà nước Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam quy định chỉ những người vi phạm các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự thì cơ quan chức năng mới tiến hành các thủ tục tố tụng điều tra, truy tố, xét xử và chỉ giam giữ khi có phán quyết của tòa án. Cần tường minh vấn đề này, không thể mập mờ, “đánh lận con đen” để vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền, kêu gọi hay bắt ép Đảng CSVN thả những người vi phạm pháp luật (thực tế đó là chức năng của cơ quan chức năng của Việt Nam – hay Chính phủ Việt Nam chứ không phải của Đảng CSVN).

Mỗi tín đồ tôn giáo đồng thời là công dân, được thực hiện các quyền của mình, nhưng cũng phải thực hiện nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật nhà nước. Như vậy, ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, không thể có tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc, xem thường pháp luật. Không thể có tôn giáo hay bất kỳ tổ chức xã hội dân sự nào khác có thể đứng ngoài pháp luật. Đặc biệt là ở Mỹ – quốc gia có hệ thống pháp luật đồ sộ và chặt chẽ bậc nhất trên thế giới.

Không dựa trên căn cứ xác đáng, bà dân biểu Michelle Steel đã vội kết luận rằng: “Thành tích nhân quyền của Việt Nam trở nên xấu đi đáng kể”. Chỉ số nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ hay ngày càng tốt hơn, khi mà Việt Nam trở thành một quốc gia nhận được sự tín nhiệm rất cao của cộng đồng quốc tế và trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 và 2023 – 2025. Ngoài các hoạt động quốc tế bình thường mang tính tổ chức hoặc giao lưu với các tổ chức tôn giáo quốc tế, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam tham gia rất tích cực các hội nghị, các diễn đàn tôn giáo khu vực và quốc tế như: Đối thoại liên tín ngưỡng Á – Âu (ASEM); hợp tác liên tín ngưỡng giữa các nước của Phong trào Không liên kết; đối thoại nhân quyền Việt Nam – Mỹ, Việt Nam – EU, Việt Nam – Úc… Thực tế đó đã chỉ ra rằng nếu Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền thì thử hỏi có thể được quốc gia trên thế giới tin tưởng, thiết lập mối quan hệ ngoại giao và đạt tín nhiệm cao như vậy hay không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG.

Sự thực trên là sự khẳng định mạnh mẽ nhất của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hãy đợi đến kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) 2024 để xem nhân quyền, tôn giáo ở Việt Nam đang tốt như thế nào!

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *