Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27982

Thấy gì khi giới zân chủ cuội ca ngợi tội ác của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam?

 

Hồi tháng 10 năm ngoái, khi cơ quan quan quản lý yêu cầu Netflix loại bỏ bộ phim Little Woman khỏi lịch phát sóng, vì phim chứa lời thoại ca ngợi tội ác của quân đội Hàn Quốc khi tham chiến tại Việt Nam, giới dân chửi đã nhao nhao phản đối. Họ tung hô bộ phim, tung hô quân đội Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam, theo cùng cái cách mà họ tưởng niệm lính Mỹ từng tham chiến. Ta nên nhìn thái độ này của giới dân chửi bằng ánh mắt nào? Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng đọc một bài viết mới đây trên tạp chí Foreign Policy, mang tựa đề “Đã đến lúc Hàn Quốc thừa nhận tội ác của mình tại Việt Nam”.

Trước hết, bài viết thừa nhận rằng quân đội Hàn Quốc đã tàn sát thường dân vô tội ở Việt Nam. Bài có đoạn: “Từ năm 1964 đến năm 1973, Hàn Quốc đã triển khai khoảng 320.000 quân tới Việt Nam để chiến đấu bên cạnh quân đội Mỹ, để đổi lấy viện trợ của Mỹ, nhằm vực dậy nền kinh tế Hàn Quốc lúc bấy giờ đang ốm yếu. Trên bộ, cũng như quân Mỹ, binh lính Hàn Quốc nhanh chóng khẳng định mình là một đội quân tàn nhẫn. Họ bị cáo buộc phạm tội thảm sát hàng loạt thường dân Việt Nam, và ước tính đã tàn sát khoảng 9.000 người Việt Nam vô tội, theo một nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã phỏng vấn nhiều nhân chứng và nạn nhân sống sót”.

Tiếp đó, bài viết nhấn mạnh rằng chính phủ Hàn Quốc đã không ngừng lảng tránh trách nhiệm của mình trong những tội ác vừa kể. Một mặt, “chưa có tổng thống Hàn Quốc nào thừa nhận sự tồn tại của những vụ thảm sát ở Việt Nam”, mặt khác, “Bộ Quốc phòng và Cơ quan Tình báo Quốc gia của Hàn Quốc đã nhiều lần cản trở nỗ lực của các nhà hoạt động và học giả nhằm tiếp cận các tài liệu liên quan, khiến họ không thể thực hiện các cuộc điều tra toàn diện.”.

Bài viết cũng chỉ ra rằng vào năm 2018, chính phủ Hàn Quốc đã bác bỏ cáo buộc của một phong trào dân sự tại nước này, theo đó họ phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam. Tháng 8 vừa qua, khi hai người Việt Nam trở thành những người đầu tiên xuất hiện trước tòa án Hàn Quốc để làm chứng về những tội ác mà quân đội Hàn Quốc đã gây ra trong chiến tranh, các đại diện của chính quyền Seoul cũng tìm cách bác bỏ lời khai liên quan đến vụ thảm sát năm 1968 ở làng Phong Nhị và Phong Nhất. Họ nhắc lại tuyên bố của một chỉ huy quân đội Hàn Quốc vào năm 1968, rằng binh lính người Việt đã giả dạng làm người Hàn Quốc để thực hiện vụ thảm sát này, nhưng không đưa ra được bằng chứng.

Trước đó, trong một kiến ​​nghị được soạn năm 2019, 103 nạn nhân người Việt cũng đã kêu gọi chính quyền Hàn Quốc điều tra kỹ lưỡng về các vụ thảm sát do binh lính nước này gây ra ở Việt Nam, và gửi đến họ một lời xin lỗi chính thức. Tuy nhiên, kiến nghị này đã không được bất cứ quan chức Hàn Quốc nào đáp lại.

Bài viết cho rằng chính phủ Hàn Quốc nên “thừa nhận những tội ác tàn bạo của họ trong thời chiến, xin lỗi chính thức các nạn nhân Việt Nam, bồi thường thiệt hại bao gồm thiệt hại tài chính cho những người sống sót, và xây dựng các công trình tưởng niệm tại các địa điểm thảm sát”. Và kết luận: “cũng giống như Hàn Quốc đã thúc đẩy Nhật Bản giải quyết các tội ác thời chiến của mình, nước này nên thừa nhận các nạn nhân của chính mình ở Việt Nam”. Foreign Policy là một trong những tạp chí hàng đầu về ngoại giao quốc tế hiện nay. Rõ ràng góc nhìn của giới dân chửi không được dư luận thế giới chia sẻ.

Trong chuyện này, giới dân chửi đã ca ngợi một đạo quân tàn sát đồng bào của mình. Họ không những không đòi truy tố, mà còn bợ đít ca ngợi những tên đồ tể đáng phải ra tòa vì tội ác chiến tranh. Rõ ràng họ không thật sự quan tâm đến nhân quyền, chủ quyền dân tộc hay lòng yêu nước – những điều họ vẫn thường nhân danh để chống chế độ lâu nay. Động cơ thật của họ là hận thù – thứ hận thù đã phát sinh trong cuộc chiến tranh từng đặt họ chiến đấu bên cạnh quân Hàn Quốc và quân Mỹ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *