Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
40255

Sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại các cơ chế của LHQ về quyền con người Kỳ 3: Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ theo các công ước về quyền con người mà Việt Nam là thành viên

Với chủ trương nhất quán là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm tại các cơ chế của LHQ về quyền con người như HĐNQ, Ủy ban 3 của ĐHĐ LHQ, ECOSOC nhằm mục tiêu chung là bảo đảm và thúc đẩy quyền con người và những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về nhân quyền.

Việt Nam đã trở thành thành viên của 7 trên 9 công ước quốc tế cơ bản của LHQ về quyền con người

Tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người là một chủ trương nhất quán của Việt Nam kể từ khi thống nhất đất nước, thể hiện cam kết cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Tính đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 7 trên 9 công ước quốc tế cơ bản của LHQ về quyền con người[1]. Trong quá trình đó, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của các công ước này, đặc biệt là việc đệ trình và bảo vệ thành công các báo cáo quốc gia liên quan đến các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, về cơ bản, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nghĩa vụ thực hiện các báo cáo quốc gia về việc thực thi các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, với sự tham gia đầy đủ của tất cả các Bộ, ban, ngành, cơ quan liên quan và các tổ chức NGO trong và ngoài nước. Việc hoàn thành một khối lượng công việc lớn để đệ trình các báo cáo quốc gia đã được các Ủy ban Công ước cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, góp phần thể hiện Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng gia nhập hai Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người còn lại là Công ước về chống cưỡng bức mất tích (CPED) và Công ước về quyền của người lao động di cư và gia đình họ (CMW).

[1] Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị (ICCPR); Công ước về quyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội (ICESCR); Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (ICERD); Công ước Quyền Trẻ em (CRC) và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trong xung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm và tranh ảnh khiêu dâm; Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD); Công ước Chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT).

Vũ Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *