Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
23094

Nghĩa vụ của Nhà nước trong bảo đảm quyền con người được thể hiện như thế nào?

Trả lời: Để bảo đảm quyền con người, các nhà nước có ba nghĩa vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng: Các nhà nước không can thiệp kể cả trực tiếp và gián tiếp vào việc hưởng thụ các quyền con người đã được ghi nhận trong pháp luật. Đây được coi là nghĩa vụ thụ động, bởi không đòi hỏi các nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm hỗ trợ các công dân trong việc hưởng thụ các quyền.

Thứ hai, nghĩa vụ bảo vệ: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba. Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động, bởi để ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba, các nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng các cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm.

Cơ hội vàng từ Hiệp định EVFTA: tạo việc làm, bảo vệ quyền cho người lao động

Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền con người. Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà nước phải có những kế hoạch, chương trình cụ thể để bảo đảm cho mọi công dân được hưởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con người.

Bên cạnh đó, bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, người ta còn đề cập đến nghĩa vụ tổ chức và nghĩa vụ đạt được kết quả. Nghĩa vụ tổ chức được hiểu là việc các quốc gia phải thực hiện trên thực tế các biện pháp cụ thể để bảo đảm thực thi các quyền. Nghĩa vụ đạt được kết quả đề cập tới  yêu cầu với các quốc gia phải đảm bảo rằng những biện pháp và hoạt động đề ra phải mang tính khả thi và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *