Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22573

Quốc hội có phải là “cái bóng” nhạt nhòa?

Hạ uy tín, vai trò của Quốc hội, chia rẽ Đảng với nhân dân nhằm chống phá chế độ là chiêu trò, thủ đoạn xuyên suốt từ trước đến nay của các thế lực thù địch, phản động. Bởi vậy, cứ mỗi thời điểm trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, những người “mẫn tiệp” trong lớp người ngày đêm bàn cách vu cáo, bôi nhọ các hoạt động của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, lại bày ra “cách mới” để cuốn hút những người nhẹ dạ cả tin, trong đó, họ cố “sáng tạo” những từ ngữ mỹ miều, giật gân, câu khách, “lập lờ đánh lận con đen” để thực hiện dã tâm xấu độc. Về thực chất, đây là “bình mới, rượu cũ” không ngoài mục đích vu cáo, bôi nhọ, kích động lật độ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam!

Ai cũng rõ, đi đôi với việc họ đã và đang khai thác sự kiện tấn công khủng bố ở 2 xã thuộc tỉnh Đăk Lăk vừa qua, họ tiếp tục chĩa mũi nhọn phê phán Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa khép lại cuối tháng 6/2023, đưa ra những nhận xét võ đoán, “chụp mũ” rằng “dù bộ máy truyền thông ở Việt Nam khua chiêng, đánh trống” để cổ súy, tôn vinh Kỳ họp, nhưng “đa số nhân dân thờ ơ” vì biết tổ chức Quốc hội chỉ là “cái bóng nhạt nhòa” của cộng sản độc tài, độc trị, chuyên “dắt mũi” các tổ chức chính trị phải làm theo “cái gậy chỉ huy” của Đảng cầm quyền (!).

Đưa ra những luận điệu này, họ cố tình quên một điều cực kỳ quan trọng đã được ghi trong Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi, bổ sung): “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân Việt Nam”. Mọi chủ trương, nghị quyết, quyết sách của Quốc hội đều coi Nhân dân là nhân vật trung tâm. Nhân dân không chỉ thực thi, mà còn là người giám sát các hoạt động; đồng thời có quyền kiến nghị để bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách. Và do vậy, Quốc hội thật sự là của dân, do vân và vì dân. Xin lưu ý các ngài vốn tự vỗ ngực là bậc “thông tuệ” về chữ nghĩa, các ngài đánh giá thế nào khi thông qua Hiến pháp, các đại biểu Quốc hội kiến nghị và được Quốc hội bỏ phiếu thông qua: từ nay chữ “Nhân dân” được viết hoa, thể hiện sự trân trọng của một tổ chức do Nhân dân lựa chọn, bầu ra 500 đại biểu ưu tú trong gần 100 triệu dân cả nước, có sứ mệnh lắng nghe và tiếp thu ý kiến chính đáng của Nhân dân, làm việc tận tụy, công tâm, khách quan nhằm đáp ứng tình hình mọi mặt của đất nước, ngày càng góp sức cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân – một mục tiêu cao cả của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, những ý kiến phát biểu trong thảo luận của 500 đại biểu Quốc hội tại tổ hoặc ở hội trường, nhất là trong những phiên chất vấn các thành viên Chính phủ do Quốc hội bầu ra, đều thể hiện tâm tư, nguyện vọng của các giai tầng xã hội. Xin hỏi các ngài đã từng dành thời gian, nghiên cứu hoạt động của các Quốc hội trên toàn thế giới, có nước nào thể hiện được tinh thần tất cả vì Nhân dân như ở Việt Nam?!

Không cần nhắc lại các Kỳ họp Quốc hội trước đây, chỉ riêng vài con số trong Bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5 của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cuối tháng 6 mới đây, được truyền hình trực tiếp, phươi bày trò hề “bới lông tìm vết” nhằm kích động dư luận xã hội phủ nhận vai trò của Quốc hội của họ: Trong Kỳ họp này, đã có 1.533 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại 10 phiên thảo luận tổ; 3 phiên thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; 1.415 lượt đăng ký, 695 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu thảo luận và 107 lượt ý kiến tranh luận tại 30 phiên thảo luận ở Hội trường; 454 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký; 112 đại biểu nêu câu hỏi chất vấn và 49 lượt đại biểu tranh luận tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Các ngài nghĩ gì về những con số nêu trên? Phải chăng đó chỉ là hình thức? Xin cung cấp thêm một chi tiết: trong quá trình theo dõi các phiên chất vấn, một số cử tri còn gửi câu hỏi đến Đoàn Chủ tịch Kỳ họp, đề nghị làm rõ thêm nội dung trả lời chất vấn, đã được Chủ tịch Quốc hội nghi nhận và lưu ý các Bộ trưởng quan tâm các ý kiến đó của cử tri.

Cần nhấn mạnh thêm rằng, với một kỳ họp diễn ra trong 23 ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 8 luật, 17 nghị quyết; đồng thời đã cho ý kiến lần đầu 8 dự án luật, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đặc biệt đến quốc kế dân sinh và đời sống thường nhật của đại đa số nhân dân, được toàn xã hội hoan nghênh và đánh giá cao. Không có chuyện Quốc hội bị “dắt mũi” khi rất không ít dự luật dù “cấp bách” nhưng chưa đủ thuyết phục, vẫn bị các Đại biểu Quốc hội chưa cho ban hành.

Từ một phần của thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong 15 khóa đã qua, nhất là Kỳ họp thứ 5 gần đây, chắc các ngài “mẫn tiệp” và những người phụ họa các luận điệu xấu xa sẽ tự tìm câu trả lời: Phải chăng Quốc hội Việt Nam chỉ là “cái bóng nhạt nhòa”?!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *