Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
45033

Ngoại giao của Việt Nam có phải “gió chiều nào xoay chiều đó”?

 

Để xuyên tạc chính sách đối ngoại của Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc, những kẻ chống phá đất nước thường rêu rao: “Việt Nam không có tính tự quyết, tự lập trong đối ngoại”, “gió chiều nào xoay chiều đó”! Trong đó, “Tiếng dân news” xuyên tạc: “chính sách ngoại giao của Việt Nam là chính sách “tầm gửi”, “ăn bám” vào thân cây khác để sống”, “ngoại giao cây tre của Việt Nam không có mục đích phục vụ cho lợi ích của đất nước và dân tộc mà chỉ nhằm phục vụ cho Đảng”… Nhiều trang mạng xã hội như Danlambao, RFA, VOA Tiếng Việt… trắng trợn đưa tin xuyên tạc chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, âm mưu xuyên tạc chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam.

Việc xác lập quan hệ đa phương, chọn lẽ phải, không chọn bên không chỉ xuất phát từ lợi ích của Việt Nam và đối tác, không phải theo xu thế nào, theo nước nào cũng như bối cảnh nào, mà đó là lập trường xuyên suốt, được hình thành, bồi đặp từ lịch sử, văn hóa, truyền thông của dân tộc.

Từ thời dựng nước đến nay, Việt Nam luôn nêu cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường và luôn kiên trì, kiên quyết thực hiện, giữ vững điều đó, thực hiện độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc ấm no cho nhân dân. Trong thời quân chủ, các triều đại phong kiến Việt Nam, tuy lúc mạnh yếu khác nhau, đều có ý thức đấu tranh, giành, giữ, củng cố, bảo vệ nền độc lập, tự chủ. Thậm chí, cả ngàn năm phong kiến phương Bắc thống trị với âm mưu “đồng hóa”, nhưng không thể dập tắt được ý chí độc lập tự chủ của người Việt Nam. Không những thế, các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau vùng lên khởi nghĩa giành, giữ và bảo vệ độc lập tự chủ và còn chứng minh cho thế giới biết sức mạnh tiềm tàng, khẳng định tính bất diệt của ý chí độc lập tự chủ Việt Nam.

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng, trải qua các thời kỳ, càng luôn đề cao, khơi dậy ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bất luận trong hoàn cảnh nào, khi ký kết văn bản đình chiến, Việt Nam luôn phải giữ được “các quyền dân tộc cơ bản”, đó là: độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Độc lập là tự định đoạt vận mệnh dân tộc mình mà không bị lệ thuộc vào sự can thiệp của nước ngoài nào; không có quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ; một nhà nước có chủ quyền, có nhân dân và có lãnh thổ riêng . Chủ quyền là  Nhà nước có quyền tự quyết riêng về đối nội, đối ngoại, chiến tranh – hòa bình của quốc gia mình, đảm bảo sự thống nhất, toàn vẹn về lãnh thổ.

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra khái niệm “ngoại giao cây tre”. Nội hàm của khái niệm này được Tổng Bí thư nói đến là: 1) Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt. 2) linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. 3) Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc. 4) Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, “tuỳ cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Điều này nói lên nền ngoại giao thấm đượm tâm hồn cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam, đó là: mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định can trường trước mọi thử thách khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân.

Riêng đối với Trung Quốc, dân tộc Việt Nam quá hiểu về tính cách của họ trong suốt chiều dài lịch sử từ thời cổ đại đến nay. Từ năm 1949, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi, khi được nhà báo Harold Issacs hỏi về việc tình hình Trung Quốc sẽ có ích cho công cuộc độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn trả lời: “Độc lập của Việt Nam luôn luôn nhờ nơi lực lượng của Việt Nam”. Hơn 7 thập niên qua, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tuy có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Ðặc biệt, kể từ khi bình thường hóa năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Từ tháng 5/2008, hai bên xác lập là “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm “16 chữ” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và tinh thần “4 tốt” (Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt). Tháng 4/2022, hai bên ký kết Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2021 – 2025 và Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng giai đoạn 2021 – 2025.

Đối với Mỹ, từ năm 1941, Hồ Chí Minh tìm cách xây dựng mối quan hệ hữu hảo với lực lượng Mỹ đồn trú ở Trung Quốc; năm 1945, thiết lập được mối quan hệ với Mỹ và các lực lượng Đồng minh giúp Việt Nam chống Nhật. Ngày 29/8/1945, tại nhà số 48 phố Hàng Ngang, Archimedes L.A.Patti (Trưởng phòng Đông Dương của cơ quan tình báo chiến lược OSS ở Hoa Nam) là người nước ngoài duy nhất được Hồ Chí Minh mời nghe dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập và trao đổi về một số chủ trương, kế hoạch tương lai của Việt Nam. L.A.Patti là một trong số ít người nước ngoài được Hồ Chí Minh mời dự lễ công bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 và trên khán đài hôm đó nổi bật khẩu hiệu “Hoan nghênh phái đoàn Mỹ”.

Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực, toàn diện, phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên nhiều lĩnh vực. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; tôn trọng nhân quyền và pháp quyền; trở thành quan hệ đối tác toàn diện, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác. Năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận triển khai chương trình Tổ chức Hòa bình.

Luận điệu ác ý, khai thác một vài tình huống, vụ việc riêng lẻ, như lập trường và bỏ phiếu liên quan xung đột Nga-Ukraine, chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng,…, vu cáo Việt Nam đã chọn bên là bóp méo cố ý của những kẻ chuyên chọc phá, phá hoại nỗ lực xây dựng và phát triển quan hệ với các cường quốc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *