Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
23246

Lợi dụng vụ Bãi Tư Chính để xuyên tạc, chống phá?

Tuần qua, một số trang mạng xã hội (nhiều nhất vẫn là Việt Tân) có đưa tin và bình luận về việc tàu hải cảnh lớn nhất thế giới của Trung Quốc lượn lại bãi Tư Chính, hòng gây áp lực và cản trở việc thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông. Thoạt nghe, thấy đáng hoan nghênh, vì Việt Tân tỏ thái độ bất bình, phê phán Trung Quốc hành xử không đúng luật pháp quốc tế, thiếu tôn trọng quyền chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói lại nằm ở chỗ nhiều ý bình luận mang danh Việt Tân hoặc của những kẻ có nhãn quan chống cộng, bài Trung tung ra đầy rẫy lời cay nghiệt, nhục mạ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam “cam tâm bán nước cho Tàu”, thậm chí chúng chĩa mũi dùi vào người đứng đầu hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam – Trung Quốc, coi Đảng cộng sản Việt Nam “hèn nhát”, còn Trung Quốc thì muốn thâu tóm biển Đông. Còn có ý kiến nói rằng, có một luồng dư luận từ phía Trung Quốc cậy thế có nhiều tàu to súng lớn gấp trăm lần Việt Nam, nên dạy thêm cho Việt Nam một bài học giống như hồi tháng 2 năm 1979, lấy nốt chủ quyền bãi Tư Chính và quần đảo Trường Sa. Kèm theo đó, Việt Tân và các trang mạng xã hội đen cũng lôi chuyện cũ (binh sĩ Việt Nam cộng hòa phản công tàu chiến của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974; Hội nghị Thành Đô năm 1990; tình tiết lãnh đạo Việt Nam không cho bộ đội ta nổ súng trước trong sự kiện Gạcma ngày 14 tháng 3 năm 1988; vụ việc tàu Hải Dương 981 của Trung Quốc gây hấn vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông của Việt Nam năm 2014…); những thứ thông tin như trên được Việt Tân và các trang mạng xã hội đen tạo cớ nhằm xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam “vì giữ quyền lực cai trị dân mà dâng biển Đông cho Tàu”.

Xét từ góc độ địa lý, thì bãi Tư Chính được tổ chức quốc tế ghi nhận thuộc quyền chủ quyền trên thềm lục địa của Việt Nam tại biển Đông, cho nên cho dù phía Trung Quốc cũng lớn tiếng nói là bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa và là phần hải giới của họ, thì chắc chắn không có tính thuyết phục, nhất là bị dư luận quốc tế phản đối. Trung Quốc đưa tàu hải cảnh lớn nhất thế giới (nặng 12.000 tấn) tới khu vực này là nhằm gây nhiễu, tiếp tục theo đuổi yêu sách đường lưỡi bò. Cho dù Trung Quốc là bạn cùng chia sẻ tương lai, song việc này nhất thiết yêu cầu họ phải nghiêm túc, tôn trọng chủ quyền hợp pháp (trên phương diện lịch sử, địa lý, luật pháp quốc tế, dư luận quốc tế), đây còn là tinh thần, trách nhiệm củng cố niềm tin chiến lược giữa hai nước, hiện thực hóa tuyên bố chung giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của 2 đảng trong lần thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hồi cuối tháng 10 năm 2022, nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam vào tháng 12 năm 2023.

Việt Nam đã và đang có các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại biển Đông, được tiến hành trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế thuộc thềm lục địa của mình, dựa trên luật pháp quốc tế. Nếu như phía Trung Quốc mong muốn đôi bên cùng hợp tác khai thác nguồn lợi trên biển Đông thì trước hết cần phải tỏ rõ thái độ tôn trọng chủ quyền hợp pháp của Việt Nam. Phía Trung Quốc không được cản trở, hăm dọa tàu cá Việt Nam trên ngư trường của mình, kể cả trên ngư trường hải phận quốc tế. Tàu hải cảnh của Trung Quốc dù to tới đâu thì cũng không nên có hành vi diễu võ dương oai đối với tàu cảnh sát biển của Việt Nam. Mặc dù phía Việt Nam ít tàu chiến, ít lực lượng hải quân so với Trung Quốc, nhưng nhất quyết Việt Nam không để bất cứ ai xâm phạm chủ quyền thiêng liêng biển đảo Tổ quốc. Chưa kể, bên cạnh tính chính nghĩa của Việt Nam còn có thái độ của các nước không ủng hộ hoạt động lấn át, phi lý của Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng thừa hiểu điều này. Tinh thần chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cùng cam kết là kiểm soát đại cục, giải quyết bất đồng bằng đối thoại. Điều cam kết này có lợi cho cả đôi bên, phù hợp với luật biển quốc tế năm 1982, cũng là tinh thần chung phản ánh trong dự thảo bộ Qui tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Nếu như  phía Trung Quốc muốn giữ cho trời yên bể lặng trên biển Đông, giữ cho quan hệ song phương Việt – Trung không gặp phải cơn gió ngược, thì hãy điều khiển những con tàu đang lởn vởn gần bãi Tư Chính ra ngoài khơi xa có mênh mông hải phận quốc tế. Còn phía Việt Nam, chưa bao giờ gây hấn với Trung Quốc, chắc chắn cũng sẽ cân nhắc cẩn trọng mọi phát ngôn và hành động liên quan tới biển Đông một cách hợp pháp, hợp hiến, hợp lòng người. Còn việc vừa rồi Tổng Thống Phi – líp – pin qua thăm Việt Nam không nên hiểu theo cách suy luận hàm hồ của các trang mạng xã hội là sự liên kết chống lại Trung Quốc trên biển Đông, Việt Nam có bản lĩnh của mình, không bao giờ kéo bè kéo cánh chống lại nước thứ 3, những cam kết giữa Việt Nam và Phi – líp – pin đều xuất phát từ mong muốn xây dựng môi trường biển Đông hòa bình, bình đẳng, góp phần gìn giữ tự do hàng hải quốc tế.

Việt Tân, có xuất xứ là “Mặt trận Quốc gia thống nhất Việt Nam”, được thành lập năm 1980, lưu vong trên đất Mỹ, với vai trò khởi xướng của chuẩn tướng hải quân Ngụy quyền Sài Gòn là Hoàng Cơ Minh, sau năm lần bảy lượt toan tính hòng bạo loạn, lật đổ chính thể Việt Nam do cộng sản nắm quyền, lập lại chính thể Việt Nam cộng hòa như thời kỳ trước 30/4/1975, nhất là sau các cuộc tiến quân về Việt Nam (đáng lưu ý là Đông Tiến I, Đông Tiến II), bị lực lượng phối hợp của Bộ đội Biên phòng 3 nước Đông Dương đánh tan tác, khiến Hoàng Cơ Minh bỏ mạng. Năm 2004, tại Đức, tàn dư của Hoàng Cơ Minh công khai hóa giải tán cái gọi là “Mặt trận Quốc gia thống nhất Việt Nam”, cải biến thành Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng (gọi tắt là Việt Tân). Đảng Việt Tân trương lên chiêu trò diễn biến hòa bình, chủ trương đấu tranh “chấm dứt chế độ độc tài” bằng phương thức “đấu tranh bất bạo động”, “chủ trương tiến hành cuộc cách mạng bằng chính sức mạnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam để giải phóng đất nước thoát khỏi ách độc tài Cộng sản hầu có điều kiện chấm dứt tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của đất nước”. Thây ma chính trị nêu trên mặc dù không còn dám ảo tưởng “Đông Tiến” nữa, song chúng vẫn tiếp tục “Đông Tiến” trên không gian mạng. Chủ đề mà Việt Tân nhai đi nhai lại về biển Đông cũng chỉ là trò giả thân bồ câu để hiện quạ bắt gà, may chăng lừa phỉnh được một số kẻ gà mờ chính trị, đâu có thể nổi sóng thần ở biển Đông.

Trong những ngày tới, nhân kỷ niệm sự kiện Gạcma, chắc chắn Việt Tân và các trang mạng xã hội còn tiếp tục bày trò yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo, để gây phân tâm, kích động dư luận xã hội, cần phải hết sức cảnh giác, chớ để gợn sóng trong lòng người mà làm xáo động lòng yêu nước chân chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *