Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
38535

Liệu có phải “nạn tham nhũng ở Việt Nam đã không còn có thuốc chữa” ?

 

Gắn với sự ra đời của giai cấp và nhà nước, tham nhũng cũng xuất hiện, đến nay nó vẫn là một vấn nạn của thế giới. Ở Việt Nam, cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã và đang tiến hành rất quyết liệt, bài bản, đạt nhiều kết quả, tạo hiệu ứng tích cực, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao và được quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, ngược dòng với dư luận, những kẻ chống phá đất nước dường như tỏ ra cay cú, bất chấp thủ đoạn xuyên tạc, công kích, bó méo bản chất và kết quả phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Các hãng truyền thông nước ngoài có chương trình phát sóng bằng tiếng Việt như BBC, VOA, RFA, RFI… và các trang web của Việt Tân, Hội anh em dân chủ, Chân trời mới, các blogger cá nhân liên tục đăng tải, phát sóng các bài viết để chống phá, gây rối, xuyên tạc với tần xuất ngày càng phổ biến, với luận điệu hết sức trắng trợn: “Chống tham nhũng thực chất là để thanh trừng lẫn nhau”, “chỉ có tự do chính trị mới giúp Việt Nam chống được tham nhũng”, “chống tham nhũng biến thành thanh trừng chính trị”, “có ai còn tin câu: chống tham nhũng ở Việt Nam không có vùng cấm” và “chống tham nhũng ở Việt Nam là tự sát”… Dù các vụ việc được xét xử công khai và thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng bọn chống phá vẫn cố tình cắt xén, nhào nặn, rồi dựng lên những câu chuyện về các “phe nhóm nội bộ”, các nhóm lợi ích, hay các phe cánh đang đấu đá nhau…

Trong số những kẻ tích cực xuyên tạc cuộc chiến này có cái tên quen thuộc là Song Chi, đạo diễn phim “Phố Hoài”, “Nữ bác sỹ” sau khi thành danh với hai bộ phim này đã ra nước ngoài định cư. Không biết có phải do không còn đất cho nghề đạo diễn nữa không mà Song Chi chuyển sang thành một nhà báo tự do, chuyên viết bài đả kích, chống phá đất nước Việt Nam hòa chung giọng điệu của những kẻ sống bằng nghề chống phá chuyên nghiệp như “mẹ Nấm”, “Hiếu nghiện” …

Một trong những bài viết gần đây nhất của Song Chi có tựa đề: “Tham nhũng trong lĩnh vực Y tế và Giáo dục ở Việt Nam”. Ở đó, bằng một sự việc, hiện tượng có thật cùng với một loạt những xuyên tạc, bịa đặt, thêm mắm thêm muối Song Chi đã vẽ lên một bức tranh xám xịt về đất nước và để rồi đưa ra những đánh giá, nhận định tráo trở không thể chấp nhận “Chính thể chế độ độc đảng này là môi trường cho nạn tham nhũng sinh sôi và phát triển” và kết luận không mới nhưng cũng lộng ngôn “nạn tham nhũng ở Việt Nam đã không còn có thuốc chữa…”.

Bình luận về lập luận đầy tính quy chụp láo xược này, cây viết Nguyễn Tùng Lâm phản bác:

Thứ nhất, theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó “phần lớn tham nhũng xảy ra ở các quốc gia có chế độ đa đảng”, “tam quyền phân lập”. Ở một số nước châu Á, tình trạng tham nhũng còn xảy ra ở cả những nguyên thủ quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia. Do đó, không thể cố tình xuyên tạc, bóp méo rằng tham nhũng chỉ xảy ra ở những nước có chế độ một đảng duy nhất lãnh đạo như Việt Nam, hoặc nói như Song Chi: “Chế độ độc đảng này là môi trường cho nạn tham nhũng sinh sôi và phát triển”. Hơn nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng chỉ rõ: “Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xóa tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn”.

Thứ hai, có thể nhận thấy, qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng, tinh thần chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng quyết liệt hơn, thực chất hơn với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Tham nhũng được coi là một loại giặc nội xâm, cần được xử lý một cách quyết liệt. Quyết tâm chính trị trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được thể hiện rõ nét từ người đứng đầu Đảng, Nhà nước cho tới cả hệ thống chính trị. Thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được xã hội quan tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng quy định pháp luật; vừa có tác dụng cảnh báo, răn đe; vừa siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng; được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đặc biệt, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng cũng được chỉ đạo quyết liệt; tạo nên những bước chuyển biến rõ rệt trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Vụ việc ở Công ty Việt Á vừa bị lôi ra ánh sáng với nhiều quan chức “dính chàm” là một minh chứng rõ nét cho việc quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Như vậy, việc Song Chi cho rằng “tham nhũng Việt Nam không còn thuốc chữa” là một đánh giá hàm hồ, thiếu thiện chí và sai lệch sự thật. Thực tiễn cho thấy, không thể xuyên tạc và bôi đen quyết tâm cùng những kết quả đạt được về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước. Những luận điệu của Song Chi và nhiều kẻ vong nô khác hoàn toàn lạc lõng và xa lạ với những gì đang diễn ra trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này, mong mọi người hãy cảnh giác với những thông tin của những kẻ vong ân phản trắc này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *