Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
9056

Khát vọng phát triển Kỳ 4: Vì con người

Ba đột phá chiến lược (thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng) được nêu lần đầu tiên tại Đại hội XI của Đảng (2011). Hiện nay trong văn kiện Đại hội XIII, nội hàm của chúng được phát triển so với nội dung trong văn kiện các Đại hội XI và XII. Chẳng hạn trước đây xác định chỉ là phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, lần này được xác định là “hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển”, tức thể chế phát triển cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trước đây chỉ xác định nguồn nhân lực chung, hiện nay  xác định rõ ưu tiên nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý và các lĩnh vực then chốt; Cũng như thế trong đột phá chiến lược về hạ tầng, Văn kiện đại hội lần này xác định cụ thể ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tiến tới Đại hội XIII của Đảng: Bộ Ngoại giao góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

      Hồ chủ tịch và Đảng ta đặt mục tiêu xây dựng đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc của mỗi người và của mọi người Việt Nam. Kế thừa tư tưởng vì con người đó, dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII xác định tư tưởng cốt lõi và xuyên suốt là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển đất nước để kiến tạo niềm tin, khát vọng, đổi mới sáng tạo vì độc lập, tự do, hạnh phúc và phồn vinh  của mỗi người và của cả đất nước Việt Nam.  Một cơ sở thực tiễn là gần đây, một tỉnh đã đưa tiêu chí hạnh phúc của người dân vào báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh; trong đó đo lường hạnh phúc thông qua các tiêu chí hài lòng về cuộc sống, môi trường, chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, hài lòng về cơ quan công quyền,…. Và trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã hướng đến tiêu chí hài lòng của người dân để đánh giá tổng hợp kết quả xây dựng nông thôn mới.

         Để triển khai, thực hiện tư tưởng cốt lõi và xuyên suốt nêu trên, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII đã phát triển phương châm ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành phương châm: ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Phương châm này chỉ được nhất quán triển khai thực thi trong cuộc sống, nếu thực hiện việc lồng ghép, tích hợp cách tiếp cận dựa trên quyền con người vào cách tiếp cận chính trị – pháp lý, trước hết trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, cho phù hợp với thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Và với việc tiếp tục thực hiện dân chủ hóa để trao quyền cho địa phương, cơ sở và người dân sẽ xác lập được mối quan hệ  giữa  lấy con người làm trung tâm – bảo đảm quyền con người – phát triển con người toàn diện. Việc bảo đảm quyền con người là khâu kết nối cần thiết, không thể thiếu giữa khâu lấy con người làm trung tâm và phát triển con người toàn diện.  

    Phương hướng triển khai thực hiện mấu chốt là: “Tạo bước chuyển căn bản nền kinh tế sang mô hình tăng  trưởng trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ  khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…Xây dựng và  phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; hoàn thiện và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá   trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với phát huy ý chí, khát vọng phát triển và sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ mới,…”.

         Các giải pháp chủ yếu gồm: phải thực hiện quy hoạch, quản lý phát triển kinh tế – xã hội hiệu lực, hiệu quả để giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định (một cách năng động) và phát triển nhanh – bền vững, đồng thời kiểm soát,  xử lý rủi ro, bảo đảm mọi người dân đều được bình đẳng về cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện. Việc thực hiện công bằng xã hội phải dựa trên sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhằm bảo đảm nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới, đặc biệt trong việc bảo đảm các dịch vụ cơ bản cho những người yếu thế (chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, giáo dục, việc làm, thu nhập,…). 

Tài liệu tham khảo:

 Đảng cộng sản Việt Nam, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, tháng 4-2020, tr.57.

  Nguyễn Phú Trọng, Chuẩn bị thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào gia đoạn phát triển mới, Tạp chí Cộng sản, số 949 ( 9-2020 ).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *