Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26989

Hòa hợp hòa giải không phải là cái cớ để phủ nhận giá trị lịch sử của Chiến thắng 30/4

30/4/1975 là ngày đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc chiến tranh vệ quốc, cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và các thế lực phản động, tay sai, đưa giang sơn thu về một mối. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc để khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước. Sau 48 năm, vết thương chiến tranh đã “liền da, liền thịt”; nhân dân được hưởng trọn niềm vui, hạnh phúc trong hòa bình, thống nhất. Vậy nhưng, đâu đó vẫn còn những tiếng nói lạc lõng, hằn học, khơi dậy hằn thù, phủ nhận chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.Chúng xuyên tạc rằng “Hòa hợp, hòa giải dân tộc chỉ là cái bẫy của cộng sản để thực hiện những mục tiêu nhất thời. Không thể có hòa hợp, hòa giải dân tộc nếu còn chế độ cộng sản”. Thậm chí chúng đưa ra điều kiện hết sức phi lý là để thực sự hòa hợp, hòa giải dân tộc thì phải bỏ việc kỷ niệm ngày Chiến thắng 30-4-1975, “lái” khái niệm hòa hợp, hòa giải dân tộc sang “hòa hợp” với những “người bất đồng chính kiến”, đòi vinh danh chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa…

Hòa hợp, hòa giải dân tộc là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng của mọi người có dòng máu Việt, dù ở trong nước hay nước ngoài, Nhà nước ta tạo điều kiện cho mọi người, kể cả những người từng làm việc trong chế độ cũ, từng có nợ máu với nhân dân, trở về sinh sống, đóng góp để xây dựng quê hương.

Mỗi năm, hàng trăm nghìn lượt người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam vẫn luôn hướng về Tổ quốc, mong muốn quê hương ngày càng giàu đẹp, xã hội ổn định, đất nước phát triển. Hàng năm đều có những đoàn đại biểu Việt Kiều ra thăm Trường Sa. Những người Việt Nam ở nước ngoài đã gửi về nước hàng trăm tỷ USD, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước.

Các hoạt động tập hợp, vận động, gắn kết kiều bào ở trong và ngoài nước ngày càng có nội dung phong phú và hình thức đa dạng hơn như tổ chức các đoàn kiều bào tiêu biểu về thăm đất nước dịp Quốc khánh, Quốc giỗ Vua Hùng, trại hè cho thanh niên, sinh viên kiều bào… Nổi bật trong thời gian gần đây là các chương trình Xuân quê hương, người Việt ở nước ngoài với chủ quyền biển đảo; dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa, tổ chức đại lễ cầu siêu… Thông qua những chương trình mang tính thực tế, nhiều cá nhân kiều bào trước kia còn nặng định kiến nay đã thay đổi nhận thức, chính kiến và có những đóng góp thiết thực cho quê hương đất nước.

Mỗi lần có dịp về thăm quê hương, những người Việt Nam xa xứ đều không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước những thay đổi thần kỳ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên mảnh đất đã từng là bãi chiến trường trong suốt hàng thập kỷ. 48 năm sau kể từ ngày 30-4-1975, từ một đất nước bị chia cắt và tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam là vươn lên để trở thành quốc gia đứng thứ 37 về quy mô kinh tế trên thế giới. Theo bảng xếp hạng những đất nước hùng mạnh nhất thế giới năm 2022 của Công ty truyền thông nổi tiếng của Mỹ US News & World Report, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 thế giới dựa trên ảnh hưởng về chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Hình ảnh một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, nhiều tiềm năng, ổn định và phát triển mạnh mẽ là một hình ảnh rất đẹp trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Ngày 30-4-1975 là thành quả vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, là niềm tự hào chung của tất cả mọi người Việt Nam. Không ai có thể phủ nhận ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày thống nhất đất nước. “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một trong những trang chói lọi nhất”. Với tinh thần lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm điểm tương đồng, mọi người dân Việt Nam đều ,mong muốn gác lại quá khứ, cùng chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.

Mục đích của chúng là xóa nhòa bản chất sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phủ nhận lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối tượng chính mà chúng muốn nhắm vào là thế hệ tương lai của dân tộc, những người sinh ra sau năm 1975, chưa từng tận mắt chứng kiến những mất mát, đau thương của chiến tranh để có thể thấu hiểu ý nghĩa của độc lập, thống nhất và hòa bình.

Cánh cửa hòa hợp, hòa giải dân tộc luôn luôn mở rộng và chưa bao giờ đóng lại với bất cứ ai, nhưng đối với những kẻ luôn rắp tâm phá hoại đất nước, cố tình tìm cách chối bỏ, xuyên tạc lịch sử dân tộc chắc chắn sẽ không được chờ đón. Xuyên tạc lịch sử dân tộc là có tội với đất nước, xúc phạm anh linh của hàng triệu đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, là cản trở con đường phát triển đất nước./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *