Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19763

Góc khuất của trào lưu phê phán ngành Công an và Tư pháp

Trong nửa đầu năm 2020, các tổ chức, cá nhân chống Nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh công kích ngành Công an và Tư pháp, nhân một số vụ việc gây tranh cãi, thu hút sự chú ý trong dư luận, như:

(1) Vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm rạng sáng 09/01, khiến 1 đối tượng bạo động và 3 cảnh sát tử vong;

(2) Vụ y án tử hình Hồ Duy Hải dù quá trình điều tra có nhiều sai sót;

(3) Vụ bị cáo Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử tại TAND tỉnh Bình Phước hôm 25/09, do không đồng ý với việc bị tuyên án 3 năm tù.

Hiện nay, hướng tuyên truyền này đang có dấu hiệu được đẩy mạnh trở lại, nhân việc dư luận dành sự chú ý cho 3 vụ việc mới, là:

(1) Vụ công an huyện Gia Lâm, Hà Nội nói với báo chí hôm 18/08 rằng họ đã đục tường cứu bé trai sơ sinh bị bỏ rơi, nhưng sau đó phải thừa nhận rằng cư dân địa phương mới là người làm việc này;

(2) Vụ CSGT Tân Sơn Nhất bị tố vòi tiền người vi phạm, nhưng Thanh tra Công an Tp.HCM kết luận hôm 23/08 rằng không có hành vi đòi tiền hối lộ;

(3) Vụ bị cáo Mạc Văn Hào uống thuốc độc tự tử tại TAND tỉnh Bình Phước hôm 24/08, do không đồng ý với việc bị tuyên án 30 tháng tù.

Trong 3 vụ việc trên, vụ ở Gia Lâm kết thúc bằng việc công an thừa nhận đưa tin sai, vụ ở Tp.HCM chưa ngã ngũ trên dư luận. Tuy nhiên, vụ ở tỉnh Bình Phước ít có dấu hiệu sai phạm của tòa, do lỗi của bị cáo thể hiện khá rõ ràng nếu cáo trạng không có sai sót:

Như vậy, các nhà dân chửi đang tuyên truyền về vụ việc ở Bình Phước một cách thiếu khách quan và đầy đủ. Họ bắt đầu hình thành phản xạ công kích ngành công an và tư pháp mỗi khi có vụ việc, mà không cần biết bên nào đúng, bên nào sai. Nhìn lại, có thể thấy chính phản xạ cảm tính đó đã thôi thúc các nhà dân chửi chống lưng cho hành vi bạo động vũ trang của nhóm Lê Đình Kình, từ đó góp phần dẫn đến bi kịch ngày 09/01. Dù người dân cần phê phán các yếu kém của tòa án và công an, sự phê phán này có thể gây hậu quả đáng tiếc nếu không dựa trên nguyên tắc tôn trọng công lý và sự thật.

Bộ máy chính quyền và nhân sự trong đó, về bản chất là con người, công dân bình thường gây dựng nên, không thể hoàn mỹ, không thể không mắc sai phạm hoặc có vi phạm trong đó, quan trọng là cách chính quyền xử lý với vụ việc dư luận đang quan tâm rốt cuộc ra sao. Nhưng việc mượn những vụ việc còn chưa sáng tỏ hoặc gây nhiều tranh cãi, thổi nó thành bản chất lực lượng, phủ nhận thành quả của lực lượng đó, lấy đó làm căn cứ phủ nhận, công kích chế độ thì nên xem lại động cơ, thủ đoạn của kẻ lợi dụng

Tuấn Thanh

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *