Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
44522

Vì sao xử lý tin giả, phải “đính chính trước, xử lý sau”?

 

Có thể thấy, trong đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh lần thứ 4 (từ 27/4) đến nay, các cấp chính quyền vừa căng mình chống dịch, nhưng cũng căng mình chống lại nạn tin giả, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch, thậm chí phá hoại nỗ lực chống dịch của cả hệ thống chính trị. Nào là tin giả người dân bức xúc nên tự thiêu (thực chất người này bị tâm thần), vụ “bác sĩ Khoa”, vụ TP HCM “thiết quân luật”, .. Qua hàng ngàn tin giả bị cơ quan chức năng các cấp xử lý vừa qua, cho ta thấy cách thức xử lý tin giả thời dịch bệnh của chính quyền rất khác với cách xử lý tin giả trong điều kiện thông thường.

Tiếp sau ưu tiên gỡ tin giả là ưu tiên phải nhanh chóng làm rõ thực hư tin giả, đính chính tin giả, cảnh báo tin giả. Vì sao như vậy?

Trước tình hình dịch bệnh tại TP HCM tiếp tục căng thẳng sau gần 2 tháng giãn cách xã hội nên khiến cả bộ máy chính trị từ TW đến địa phương đều bàn tính đến giải pháp tăng cường, quyết liệt hơn ngăn chặn dịch bệnh. Đột ngột khoảng từ trưa 20.8, một số hình ảnh người lính mặc đồ bảo hộ ôm súng, xe bọc thép… lan truyền trên mạng xã hội với những dòng tít giật gân cho rằng TP.HCM sẽ sử dụng “thiết quân luật”, “lệnh giới nghiêm”. Theo xác minh của cơ quan chức năng TP.HCM, các hình ảnh này hoàn toàn sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, lan truyền gây hoang mang dư luận sau khi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM thông tin từ 0 giờ ngày 23.8, người dân thực hiện “ai ở đâu, ở yên đó”. Cụ thể, người lính mặc đồ bảo hộ ôm súng là không rõ nguồn gốc. Riêng hình ảnh các xe thiết giáp BTR-152, BTR-60PB trong hình là nằm trong buổi diễn tập khu vực phòng thủ ở Hải Phòng trước đó, chứ không phải ở TP.HCM.Theo khẳng định của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, vào thời điểm trước 23.8, TP.HCM xác định tiếp tục tăng cường nâng cao các biện pháp tương xứng với tính chất lây lan dịch bệnh Covid-19. Đây không phải là chuyện “thiết quân luật”, mà chỉ là biện pháp giãn cách tăng cường. TP.HCM hoàn toàn không thực hiện phong tỏa từ 23.8, đặc biệt cũng như không thực hiện tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.

 

Tuy nhiên, trước khi cơ quan chức năng kịp thời giải thích cho dân thì đã khiến Thành phố rơi vào tình trạng náo loạn, người dân ùn ùn kéo nhau đến siêu thị, cửa hàng, chợ búa để thu mua, tích trữ nhu yếu phẩm, gia tăng nguy cơ lân lan dịch bệnh khủng khiếp.

Ví dụ trên cho thấy tác hại và hậu quả của tin giả là khôn lường và vì sao phải nhanh nhất gỡ tin giả và vì sao phải xác minh, làm rõ và đính chính tin giả. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp kẻ làm ra tin giả rất tinh vi, xảo quyệt.

Một vụ việc là clip ghi lại người dân tại TP.HCM bỏ về sau khi biết sẽ tiêm vắc xin Sinopharm. Clip tung ra giữa tháng 8 khác hoàn toàn thông tin “người dân xếp hàng tiêm vắc xin Sinopharm” trên nhiều trang báo chính thống, khiến ngay cả những người tỉnh táo nhất cũng hoang mang: đâu là sự thật? Không chỉ vậy, một cuộc tranh cãi được ngấm ngầm khơi lên mạng xã hội, giữa một bên ủng hộ quan điểm nên tiêm bất kỳ loại vắc xin nào đã được cấp phép để sớm đạt miễn dịch cộng đồng, và một bên là những nghi ngờ về chất lượng vắc xin Vero Cell của Sinopharm. Song trên thực tế, thông tin nào đúng, thông tin nào sai chỉ cần nhìn những con số thống kê sẽ dễ dàng khẳng định được. Theo Sở Y tế TP.HCM, chỉ trong 5 ngày (từ ngày 13 – 17.8), đã có gần 400.000 người tại TP.HCM được tiêm vắc xin Covid-19 Vero Cell của Sinopharm. Và tính đến thời điểm cuối tháng 8, đã có gần 1 triệu người dân TP.HCM đã được tiêm vắc xin Vero Cell. Còn clip nói trên được xác định là “nửa giả nửa thật”, đó là lợi dụng một số người dân bỏ về để thổi phồng lên thành dân bỏ về vì phát hiện/bị lừa dối phải tiêm vắc xin TQ, trong khi thông tin về tiêm vắc xin này được thông báo công khai tại địa điểm tiêm.

Bối cảnh dịch bệnh căng thẳng đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho tin giả lộng hành, tác oai tác quái. Có thể thấy, ngay cả khi biết rõ tin giả nhưng fanpage Việt tân vẫn cố ý đăng lên, lờ như không biết và vẫn thu hút hàng ngàn, hàng vạn lượt xem, chia sẻ cho thấy, không phải ai cũng có kỹ năng thẩm định, tìm hiểu thông tin trước khi “tin” nó hoặc đôi khi là sự tò mò trước sức hấp dẫn của “tin giả”. Đám người tự nhận “đấu tranh dân chủ” đã xảy ra không ít cuộc tranh cãi, có nên dùng tin giả để “đấu tranh dân chủ” hay không, làm việc đó có làm mất đi lòng tin của quần chúng vào “phong trào dân chủ” hay không, nhưng sự thực phe dùng tin giả để “đấu tranh dân chủ” vẫn áp đảo, chiếm ưu thế với lập luận, miễn là chống phá được chính quyền, phương thức nào hiệu quả thì dùng! Chúng ta không thể đặt lòng tin ở những con người cực đoan, lấy hận thù làm “động cơ”, lấy nhận thức méo mó làm “lý tưởng” được. Vậy nên chừng nào người dân vẫn tò mò vào các trang tin phản động bất chấp cảnh báo của cơ quan chức năng, bất chấp truyền thông “dùng tin giả làm vũ khí đấu tranh” của họ, thì chừng đó cuộc đấu tranh chống tin giả vẫn còn khó khăn, việc gỡ bó nó, việc đính chính kịp thời vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *