Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
50190

Đừng vô ơn và lãng quên lịch sử!

 

Những ngày qua, trên không gian mạng, nhiều người lên tiếng bày tỏ bức xúc với nhiều người Việt công kích, chỉ trích việc MC Bùi Đại Nghĩa kêu gọi sự người dân Việt Nam hỗ trợ người Ấn Độ chống dịch thông qua một Ni viện của người Việt tại bang Bihar của Ấn Độ. Họ cho rằng MC Đại Nghĩa là kẻ vác tù và hàng tổng, là một kẻ vô ơn với người trong nước và cởi mở với người ngoài, là rảnh rỗi, thừa thời gian và tiền bạc giúp những người mà anh không biết. Thậm chí một số người còn xúc phạm niềm tin tôn giáo và văn hóa của nước bạn, một điều vô cùng cấm kỵ và không được bao giờ được cho phép.

Dư luận cũng nhắc lại một sự kiện tương tự khi Chính phủ Việt Nam viện trợ cho nước anh em Cuba 5000 tấn gạo. Nhiều kẻ mang danh “đấu tranh dân chủ” còn bôi nhọ lãnh đạo Đảng , Nhà nước viện trợ cho Cuba vì cùng “ý thức hệ” là dùng tiền thuế của dân đi cứu trợ đất nước “độc đảng, phi dân chủ”, bôi nhọ lãnh đạo và lãnh tụ Cuba Phidel Castro và thóa mạ, xúc phạm lãnh đạo và chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam.

Nhiều người lớn tuổi, tâm tư bày tỏ suy nghĩ thất vọng, cho những kẻ này lãng quên lịch sử, vô ơn với những người bạn từng không tiếc công, tiếc của đóng góp cho cuộc chiến tranh chống xâm lược và xây dựng đất nước non trẻ trong bối cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.

Facebooker Tifosi bày tỏ phẫn nộ:

“Quốc gia tư bản nào đã trực tiếp lên án Pháp, Mỹ vì đã can thiệp và đưa quân đến Việt Nam? Quốc gia nào đã phát động phong trào phản chiến trong nội bộ quốc gia, huy động người dân xuống đường phản chiến, đòi quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam?

Quốc gia tư bản nào từng ủng hộ Việt Nam về vấn đề Khmer Đỏ, lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc rút quân ngay lập tức khỏi Việt Nam vào năm 1979?

Quốc gia đầu tiên ngoài các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa đã công khai ủng hộ chính phủ non trẻ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và đã cử phái đoàn cấp cao đến thăm Việt Nam ngay khi Hà Nội vừa giải phóng vào cuối năm 1954? Quốc gia nào từng là Chủ tịch của Ủy hội Quốc tế Hiệp định Genève, hết lòng muốn Việt Nam thống nhất bằng con đường hòa bình, kiên định ủng hộ VNDCCH bất chấp sự phản đối của các cường quốc?

Người dân của quốc gia nào, tuy rằng vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nhưng vẫn cùng nhau quyên góp chăn màn, thuốc men cho Việt Nam trường kỳ kháng chiến? Người dân của quốc gia nào đã gửi giống trâu Murrah – niềm tự hào quốc gia của họ cho nhân dân Việt phát triển ngành chăn nuôi?

Tất cả những câu hỏi trên, có cùng một đáp án là Ấn Độ.

Trong khi Chủ tịch Fidel Castro của Cuba nói: “Vì Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Thì Thủ tướng Ấn Độ Indhira Gandhi nói rằng, nhân dân Ấn Độ đã bên cạnh Việt Nam trong cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ và sẽ tiếp tục cùng nhân dân Việt Nam đương đầu với làn sóng xâm lược mới từ Trung Quốc, bà phát biểu: “Chúng ta đã cùng với nhân dân Việt Nam, chúng ta đang cùng với họ, và chúng ta sẽ luôn luôn bên cạnh Việt Nam trong hoạn nạn cũng như trong hòa bình”.

Ngày 27/04 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn viết trên twitter cá nhân: “Chính phủ và người dân Việt Nam hết lòng đoàn kết, sát cánh cùng Ấn Độ trong cuộc chiến chống Covid-19”. Cần biết rằng, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang trong cuộc chiến chống làn sóng thứ 4 từ Covid-19, chỉ có duy nhất Ấn Độ là quốc gia được chính Bộ trường Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhắc đến trong một lời động viên trực tiếp. Và bài viết ấy đã thu hút hàng ngàn lượt yêu thích từ những người bạn Ấn Độ.

Một người bạn Ấn Độ chia sẻ: “Các bạn ở bên chúng tôi khi đại dịch, chúng tôi chúc mừng các bạn nhân ngày Thống nhất. Mãi bên nhau bạn nhé”.

“Đợi chúng tôi hết dịch, rồi các bạn đến và mang Brahmos và Tejas về nhé” – một người bạn Ấn Độ hóm hỉnh bình luận. Ghi chú thêm, Brahmos là một trong những tên lửa siêu thanh mạnh nhất thế giới, có nhiều đồn đoán về việc Việt Nam đã sở hữu loại tên lửa này, còn Tejas là máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ độc quyền Ấn Độ.

Trong quá khứ, khi được hỏi rằng, tại sao người Ấn Độ lại luôn ủng hộ người Việt trong các cuộc đấu tranh trước các cường quốc? Người Ấn Độ cho biết, Việt Nam là nguồn cảm hứng và luôn ủng hộ người dân Ấn Độ trong công cuộc giành độc lập. Người Ấn Độ sẽ không bao giờ lãng quên và sẽ luôn ở bên người dân Việt Nam. Người Ấn Độ có Mahatma Gandhi, còn người Việt có Hồ Chí Minh.

Trong quá khứ và hiện tại, nhân dân Ấn Độ luôn ủng hộ nhân dân Việt Nam, ngay cả khi người Ấn lâm vào tình cảnh khó khăn nhất. Vậy mà bây giờ, khi họ “ngập chìm” giữa đại dịch, thì có những người Việt lại bâng quơ, tỏ ra “thượng đẳng”, trách móc người Ấn và cho rằng những người Ấn không xứng đáng nhận cứu trợ.

Thật đáng buồn, vì dường như nhiều người trong chúng ta đang chọn cách lãng quên đi lịch sử. Vì báo chí không nhắc đến, vì tuyên truyền không đủ tốt, vì chúng ta thờ ơ hay vì một điều gì đó khác? Hay là vì chúng ta đang phát triển tốt hơn, lớn mạnh hơn, rồi lãng quên đi những ân nhân xưa cũ.

“Chúng tôi có thể quên tên của cha mình, nhưng chúng tôi không bao giờ quên Việt Nam” – Tục ngữ Kolkata”

Hàng trăm ý kiến, hàng ngàn like, chia sẻ bài viết của facebook Tifosi, như:

–  “Đất nước chúng ta, dân tộc ta có được như ngày hôm nay ngoài lòng dũng cảm, ý trí sắt đá lòng tự tôn dân tộc đấu tranh dành độc lập, tự do thì bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ, đấu tranh của những người yêu hoà bình trên thế giới. Sự viện trợ của bè bạn năm châu cho dù lúc đó đất nước họ cũng còn nhiều khó khăn. Đừng quên câu. “nhường cơm, sẻ áo. “đừng có tay nhanh hơn não”.

– “Chưa bàn luận về chính trị, luận về tình cảm giữa NGƯỜI với NGƯỜI đã đủ để chúng ta giúp đỡ. Chúng ta may mắn hơn người khác không có nghĩa là chúng ta có quyền phán xét người khác. Thử hỏi những người “thượng đẳng” kia, họ đã giúp được ai, đã làm được gì có ích cho người, cho đời chưa? Nếu không (thể/muốn) giúp thì hãy im lặng và đứng tránh sang một bên.

Vì một đời bình yên, không khẩu nghiệp, chúc các bạn “thượng đẳng” sớm vãng sanh

– “Dân tộc Việt Nam ta có câu Uống nước nhớ nguồn”.

Qua vụ việc này, dư luận lại một nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tầm quan trọng của giáo dục lịch sử và đạo đức trong các nhà trường và trên truyền thông. Phải chăng chúng ta thiếu sót lớn khi chỉ quan tâm liệt kê về tội ác của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ gây ra mà chưa giảng dạy và truyền thông đúng mức về quan hệ quốc tế, về những người bạn từng giúp đỡ chúng ta trong lịch sử để Việt Nam có được hòa bình và thịnh vượng như hiện nay cũng như cách hành xử đúng mực, đúng đắn trên không gian mạng?

Hiếu Ngọc

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *