Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
24658

Cuộc chiến chống dịch bệnh lần 2 thành công nhờ đâu?

 

Cho đến hôm nay, tình hình dịch COVID-19 tại các điểm nóng Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương đang được kiểm soát tốt. Theo đó có 9 bài học kinh nghiệm từ sự thành công bước đầu của các địa phương này được chia sẻ trên không gian mạng.

Trước hết, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã có sự chỉ đạo rất quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo, các cấp các ngành, cơ quan Trung ương, địa phương…;

Thứ hai, chúng ta đã xác định vùng nguy cơ và các đối tượng có nguy cơ rất nhanh chóng, đúng đắn, kịp thời, tiết kiệm cho nguồn lực. Đơn cử, tại Đà Nẵng, ngay từ đầu chúng ta đã xác định rất nhanh chóng ba bệnh viện là tâm dịch, ổ dịch là toàn bộ thành phố Đà Nẵng;

Bài học thứ ba đó là cấp uỷ, chính quyền địa phương hành động quyết liệt, giãn cách kịp thời, lựa chọn phù hợp cho từng khu vực, khu vực nào thì phong toả, khu vực nào thì giãn cách  tùy thuộc địa phương;

Thứ tư, ngành y tế đã huy động lực lượng lớn nhân viên y tế rất lớn “chưa có trong tiền lệ”, bao gồm các giáo sư đầu ngành, các bác sĩ, các chuyên gia và sinh viên. Lực lượng này đã phối hợp Đà Nẵng, Quảng Nam để quyết giữ mặt trận này;

Bài học thứ năm, Bộ Y tế dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ đã thiết lập ngay Bộ chỉ huy tiền phương (Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Đà Nẵng) và kho tiền phương trong khu vực này. Bộ phận này đã phối hợp địa phương trong công tác phòng chống dịch, giúp địa phương vững tâm hơn, với những hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, điều phối nhân lực, trang thiết bị trên địa bàn hay của các viện, bệnh viện.

Đặc biệt vai trò quan trọng của bài học theo phương châm “bốn tại chỗ”, chú trọng vai trò của chính quyền địa phương, hoạt động hiệu quả của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng mà các địa phương đã thành lập, triển khai.

Bài học huy động sức dân vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng phát huy hơn, nhất là trong phòng chống đại dịch. Cùng với đó, công suất xét nghiệm của Việt Nam cũng được nâng lên rất nhanh, việc truy vết, cách ly F1 rất kịp thời. Tới nay, trong thời gian ngắn, công suất xét nghiệm đưa lên rất nhanh chóng… Khả năng xét nghiệm của chúng ta có thể hoàn toàn đáp ứng khi tình huống dịch xảy ra trên diện rộng;

Bài học thứ tám được rút ra từ kinh nghiệm chống dịch của các địa phương trong giai đoạn này, đó là bảo đảm tất cả hoạt động phát triển kinh tế với khu vực khác: Kiểm soát biên giới, người nhập cảnh, bảo hộ công dân… Trong thời gian qua, các cấp, các ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo đã thực hiện tốt việc này;

Bài học thứ chín được đưa ra là việc chuẩn bị chủ động về hậu cần, không bị gián đoạn như lần trước. Tất cả trang thiết bị, vật tư tiêu hao, khẩu trang, trang thiết bị phòng hộ đã chủ động hơn trước.

Trong những cuộc chiến tranh vệ quốc trước đây, ông cha ta đã có câu “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, theo tinh thần đó, người dân Đà Nẵng và một số điểm nóng khác, không phân biệt già trẻ, gái trai, nghề nghiệp, địa vị, đều hăng hái xung phong “đánh giặc” COVID-19. Những ngày gần đây, số ca nhiễm mới đang ít dần, các ổ dịch đang dần được kiểm soát. Đây không chỉ là chiến công của các y, bác sỹ “tuyến đầu”, của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền mà còn từ “hậu phương” vững chắc là toàn dân Đà Nẵng.

Ca ngợi những bước tiến ngoạn mục của Đà Nẵng, Quảng Nam trong chống dịch COVID-19. Cụ thể năng lực xét nghiệm tăng gấp 10 lần so với trước đây, tổ giám sát COVID-19 cộng đồng đứng cao nhất cả nước, các bệnh viện đã dần chủ động và phối hợp ăn ý trong tiếp nhận, điều trị bệnh nhân là những bứt phá ngoạn mục của hai tâm dịch Đà Nẵng, Quảng Nam. Trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở thành phố Đà Nẵng đã có nhiều tin vui: Thành phố đã bước đầu kiểm soát được tình hình dịch bệnh; Các bác sĩ mổ đẻ thành công cho một sản phụ dương tính Covid, rồi giành lại sự sống cho BN 582 được tiên lượng rất nặng đã khích lệ tinh thần các y bác sỹ đang ngày đêm căng mình làm nhiệm vụ. Việc các y, bác sỹ ngày đêm bỏ ăn, mất ngủ để chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc COVID-19 đã lay động trái tim của chính những người bệnh.

Tính từ Việt Nam sau khi phát hiện các ca bệnh COVID-19 lây lan trong cộng đồng từ ngày 25/7, đến nay về cơ bản, ta đã ngăn chặn, khống chế tốt các ổ dịch. Không chỉ thành công trong chống dịch, kinh tế Việt Nam nỗ lực “vượt khó” là nhận định chung của nhiều tờ báo, tổ chức tài chính quốc tế về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, trong đó có nền kinh tế Việt Nam. Trong một bài viết đăng mới đây, Tạp chí The Economist (Anh) đã có những nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020, trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Theo tờ báo này, năm 2020 sẽ “hơi khác biệt” do tác động của đại dịch COVID-19. Rất ít nền kinh tế mới nổi có cơ hội tăng trưởng, phát triển. Tuy nhiên, vì các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái nhanh hơn nên khoảng cách giữa các nền kinh tế đang phát triển với các nền kinh tế phát triển vẫn được thu hẹp. Trong bối cảnh đó, chỉ một số ít nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn tăng trưởng – đó có thể là Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam. Theo các chuyên gia quốc tế, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều động thái kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng thời có các động thái để thu hút dòng dịch chuyển của vốn ngoại trong khu vực. Trong đó, Chính phủ yêu cầu tiếp tục đưa ra các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, Bộ Tài chính đã đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế, phí và lệ phí, “trong khi Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ đẩy tăng trưởng tín dụng lên trên 10%”, CNBC nhận định.

Thành công bước đầu trên đã đánh gãy những luận điệu của những kẻ khoác áo “đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” đã vội hí hửng sau khi Việt Nam bùng phát ổ dịch Đà Nẵng như luật sư Hà Huy Sơn và hàng chục kẻ khác, hùng hồn chứng minh rằng, VN không thể khác tỉnh cảnh các nước Mỹ, tư bản được, phải chấp nhận “chung sống với đại dịch”, rằng lâu nay Việt Nam “chống dịch bằng tuyên giáo”, rằng “Chính phủ lừa dân bằng tin giả”…

Ai cũng biết, VN khó mà giữ được “ốc đảo” trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành cả thế giới, nhưng chắc chắn VN sẽ vượt qua mọi khó khăn, sẽ giữ được sinh mạng cho người dân và chèo lái được con thuyền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng toàn diện vì CoVid-19

Khánh Chi

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *