Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19871

Đừng vì “ghen ăn tức ở” mà “chọc gậy bánh xe”!

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại-đầu tư Trung Quốc – ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc đã thành công tốt đẹp, đạt nhiều kết quả nổi bật, quan trọng và thiết thực trên nhiều mặt. Ấy vậy mà Việt Tân (đảng không có Tổ quốc) lại “ghen ăn tức ở”, công kích rằng “Nhân chuyến thăm Trung Quốc, nhiều tập đoàn nước này vây quanh xin thủ tướng Phạm Minh Chính hỗ trợ để họ được trúng thầu các dự án đường sắt trọng yếu của Việt Nam. Tự dưng lại nhớ Cát Linh Hà Đông quá nhỉ!”.

Phải khẳng định với Việt Tân và các thế lực thù địch khác rằng, đường sắt cao tốc được coi là hình mẫu của giao thông hiện đại. Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà các tuyến đường cao tốc, đường sắt cao tốc mang lại khi rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian, giúp phương tiện lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn. Đặc biệt, khi hệ thống đường cao tốc, đường sắt cao tốc được kết nối sẽ tiết giảm đáng kể chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng khác; giúp giảm thiểu sự cố và tai nạn giao thông rõ rệt. Ngoài ra, mạng lưới đường ray cao tốc sẽ tạo thêm rất nhiều việc làm, mang đến vô số cơ hội kinh doanh, những khoản thu từ du lịch và các khoản đầu tư khác. Ở Việt Nam, các tuyến đường cao tốc, đường sắt trên cao… sau khi đưa vào khai thác đã mang lại hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế, những lợi ích to lớn về mặt xã hội, an ninh – quốc phòng, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

Trên thế giới, Trung Quốc là ví dụ điển hình về bước phát triển ngoạn mục trong xây dựng đường sắt cao tốc. Trung Quốc đang nắm giữ những công nghệ hiện đại nhất trong xây dựng đường sắt và đóng tàu cao tốc. Hiện mạng lưới đường sắt cao tốc ở Trung Quốc lớn nhất thế giới với tổng chiều dài lên tới 40.000 km (dự kiến đến năm 2030 đạt 70.000 km). Trung Quốc hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới có đường sắt cao tốc với tốc độ thực tế lên tới 350km/h (3 tuyến xuất phát từ Bắc Kinh có tốc độ này). Kinh tế các khu vực xa xôi, hẻo lánh, biên giới…của Trung Quốc những năm qua phát triển nhanh chóng nhờ vào sự phát triển của hệ thống đường sắt cao tốc. Các khu khai phá, khu công nghiệp, các trung tâm giao dịch theo đó mọc lên san sát khắp nơi ở Trung Quốc, chủ yếu và trước hết là tập trung gần các trục đường cao tốc, đường sắt cao tốc giúp đẩy nhanh xây dựng thị trường thống nhất cả nước, thúc đẩy lưu thông tự do, cạnh tranh hàng hóa và các yếu tố xã hội khác. Các nhà kinh tế đã đưa ra những kết luận chắc chắn rằng “đường cao tốc là sản phẩm tất yếu của phát triển kinh tế”, “đường cao tốc là nhịp cầu tiến tới hiện đại hóa của một quốc gia” v.v. để nhấn mạnh vai trò của đường cao tốc, đường sắt cao tốc trong chiến lược phát triển của đất nước rộng lớn này.

Nắm bắt được vai trò quan trọng và bài học thành công về xây dựng đường sắt cao tốc, đường cao tốc của Trung Quốc, Đảng và Chính phủ Việt Nam xác định một trong những ưu tiên được đưa vào danh mục đầu tư là các tuyến cao tốc có năng lực thông hành lớn để hình thành mạng cao tốc kết nối liên vùng và là xương sống của hệ thống đường bộ quốc gia. Việc xây dựng và thông qua quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Cụ thể, quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ rõ đến năm 2050, mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km.

Trong bối cảnh thế giới, khu vực như hiện nay, việc các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm đến Việt Nam càng chứng tỏ vị thế, uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam trên trường quốc tế. Trên hết, hệ thống chính trị ổn định giúp cho Việt Nam có một nền hòa bình và thịnh vượng. Sự ổn định chính trị – xã hội ở Việt Nam đã tạo được niềm tin mạnh mẽ với các nhà đầu tư lớn trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của Việt Nam ngày càng được cải thiện trên bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Nhờ đó, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở nhiều quốc gia khi có cơ hội tiếp xúc đều đặt vấn đề đầu tư vào Việt Nam, trong đó có lĩnh vực xây dựng, cầu đường, đường sắt, cảng biển… Điển hình như gần đây, Nhật Bản cũng bày tỏ sự quan tâm tới dự Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Dự án đường sắt TPHCM – Cần Thơ trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng và ông Yamada Takio – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam và ông Shimizu Akira – Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam. Đồng thời, dự án đường cao tốc Bắc-Nam cũng thu hút số lượng lớn nhà đầu tư Hàn Quốc nộp hồ sơ sơ tuyển dự án. Chính vì vậy, những doanh nghiệp có năng lực của Trung Quốc bày tỏ muốn tham gia xây dựng đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ là điều đáng được hoan nghênh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *