Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
53931

Có phải Việt Nam “khánh kiệt” nên “bán dân đi làm culi”?

Từ một ý kiến đề xuất tại Đại hội Đoàn về nên “đặt chỉ tiêu đưa 500.000 thanh niên đi lao động xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước”, các trang mạng chống Nhà nước đã trích dẫn nó trong một lượng không nhỏ các bài viết công kích chế độ, vu cáo chế độ đang “bán cả triệu thanh niên Việt Nam ra nước ngoài làm cu li”, khóc lóc thương tâm rằng: “Một gia đình khánh tận sẽ cho con đi ở đợ. Một quốc gia bán hết tài nguyên, không còn gì để bán sẽ cho dân đi xuất khẩu lao động”.

Họ còn mô tả đất đầy bi kịch, cùng quẫn rằng:

“Đất nước rừng vàng biển bạc, mà giờ đi làm cu-li khắp địa cầu. Người ra nước ngoài thì làm cu-li cho nước ngoài, kẻ ở lại ở trên nước mình cũng làm cu-li cho nước ngoài. Xưa chị Dậu bán chó, bán con để cứu chồng; Chí Phèo bán linh hồn để sống qua ngày, nay người bán thân để tồn tại.

Lao động là vinh quang. Ừ, vinh quang, hãy vào các khu công nghiệp trên khắp đất nước để thấy cái vinh nhục của những kiếp người đang cúi mặt bán mồ hôi và tự trọng trong tiếng la hét chửi bới để đổi lấy hơi thở đứt đoạn mỗi ngày.

‘Rừng đã hết và biển thì đang chết’, ruộng đồng thành đất đá phân lô, chỉ còn những thân người rách rưới là còn chút giá trị sử dụng.”

Sự thật ra sao? Tình hình kinh tế và tài nguyên của Việt Nam có như những gì Việt Tân mô tả không?

Trước tiên, chắc chắn rừng Việt Nam không hề “hết”. Độ che phủ rừng của Việt Nam không những không suy giảm, mà còn đang tăng, chủ yếu do diện tích rừng trồng mới trong những năm gần đây. Độ che phủ rừng của Việt Nam vào năm 2019 đã tăng đến mức gần bằng độ che phủ vào năm 1943, theo như số liệu của Tổng Cục Thống kê cho thấy:

Còn biển Việt Nam có “chết” không? Bất kể những mối lo thường trực về sự suy giảm tài nguyên biển, sản lượng thủy sản của Việt Nam vẫn đang tăng đều đặn. Để dễ hình dung đà tăng đó, hãy nhìn vào biểu đồ này:

Như vậy, bức tranh kinh tế đen tối mà Việt Tân mô tả chỉ đơn giản là không khớp với sự thật.

Tiếp đó, có phải chính phủ đang “bán cả triệu thanh niên Việt Nam ra nước ngoài làm cu li” khi đặt ra chỉ tiêu xuất khẩu lao động hay không? Nên nhớ trong chuyện xuất khẩu lao động, người bán sức lao động là thanh niên chứ không phải là chính phủ. Đây là một giao dịch mua bán bình thường trên thị trường tự do. Và rõ ràng lượng người Việt Nam có nhu cầu đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài vẫn còn lớn, dù chỉ xét trên lợi ích kinh tế mà việc đó mang lại. Nếu nhu cầu không sẵn có nơi người dân, thì chính phủ dù có muốn cũng không thể thúc đẩy xuất khẩu lao động.

Việt Tân quy mọi hình thức xuất khẩu lao động thành “làm cu li”, “làm nô lệ”. Nói thế, thì tại sao Donald Trump phải than phiền rằng lao động di trú từ nước ngoài đang cướp các công việc của người lao động Mỹ? Chẳng lẽ Trump sợ người Mỹ bị người nước ngoài cướp mất công việc “cu li”?

Nếu Việt Tân quan tâm đến mức sống của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, thì hãy đấu tranh để bảo vệ các quyền của họ trước những kẻ lừa đảo, những kẻ ăn chặn và chủ thuê, thay vì phủ nhận sạch trơn hoạt động xuất khẩu lao động.

Không phải tự dưng mà nhiều làng quê Việt Nam đang thay da đổi thịt, thịnh vượng nhờ con em họ xuất khẩu lao động. Những lợi ích mà xuất khẩu lao động đem lại không chỉ có kinh tế, mà còn học hỏi công nghệ, học hỏi kỹ năng, quản lý, vận hành, kỷ luật lao động,… từ các nước phát triển. Khi trở về, họ mang theo nguồn vốn, kinh nghiệm quý giá để phát triển bản thân và đất nước. Phải chăng những thành phần như Việt tân, nhà dân chủ online ngày đêm mong ngóng kinh tế đất nước lụn bại để họ có cơ hội làm sống lại “cách mạng tháng Tám”, kích động dân chúng nổi dậy? Nhưng ngược lại, họ càng mong ngóng điều đó, giấc mơ càng xa vời vợi, nên họ chỉ còn duy trì tồn tại kỹ năng tô đen đất nước để nuôi dưỡng động lực và mộng du cho bản thân và đồng bọn bằng cách này?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *