Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
30534

Có phải “công đoàn nhà nước” đang “vô dụng” hay “đứng về phía doanh nghiệp”?

“Hàng trăm công nhân ở Bình Dương đình công vì giảm lương thưởng. Công đoàn nhà nước vô dụng”. Đó là dòng tít của một bài đăng trên fanpage của băng đảng Việt Tân hôm 07/07/2023. Bài viết này không xuất hiện đơn lẻ, mà lặp lại một thông điệp tuyên truyền quen thuộc của Việt Tân từ nhiều năm nay, rằng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không mang lại lợi ích gì cho người lao động, ngược lại chỉ giúp các chủ doanh nghiệp chống lại người lao động khi xảy ra tranh chấp.

Trong 6 tháng đầu năm nay, khi nửa triệu lao động Việt Nam bị mất việc hoặc giảm giờ làm do chịu ảnh hưởng từ đợt suy thoái kinh tế toàn cầu, thông điệp tuyên truyền vừa kể đã được Việt Tân lặp đi lặp lại ngày một ráo riết. Tuy nhiên, nó có hẳn là sự thật không? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy tìm thêm thông tin về vụ việc mà Việt Tân đề cập.

Qua tìm hiểu, được biết câu chuyện phát sinh vào ngày 05/07/2023, khi hàng trăm công nhân Công ty Cổ phần Green River Furniture ở Bình Dương đồng loạt ngưng việc, và kéo nhau đến trước văn phòng công ty để phản đối, vì không đồng ý việc công ty cắt giảm lương thưởng tháng 13. Theo lời đại diện doanh nghiệp, thì do chịu ảnh hưởng từ chiến tranh Nga-Ukraine và tình hình lạm phát toàn cầu, công ty đã lỗ liên tục trong 6 tháng đầu năm nay, nên Ban Giám đốc quyết định hủy thưởng tháng 13 và chỉ giữ lại khoản thưởng thâm niên cho người lao động. Gặp sự phản đối từ công nhân, các bên liên quan đã tiến hành điều đình suốt 2 ngày kế tiếp, trong quá trình đó nhiều phương án đã được đưa ra. Chẳng hạn, vào ngày 06/07, công ty quyết định nhượng bộ một bước, khi đề nghị trả đầy đủ lương tháng 13 cho người đủ thâm niên vào cuối năm 2023, và chỉ cắt lương tháng 13 trên toàn bộ người lao động của công ty từ năm 2024 cho đến khi tình hình ổn định lại, nhưng công nhân vẫn không đồng ý.

Điều đáng nói là trong suốt quá trình này, Liên đoàn Lao động thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tham gia một cách tích cực để tìm phương án giải quyết thỏa đáng cho cả người lao động lẫn doanh nghiệp. Cụ thể, trong ngày 06/07, Liên đoàn đã làm bên trung gian để tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và công nhân, đồng thời ghi biên bản sự việc bao gồm ý kiến của cả hai phía. Hôm sau, ngày 07/07, sau khi làm việc với Liên đoàn Lao động, Công ty Cổ phần Green River Furniture đã nhận lỗi về việc không tổ chức đối thoại, thương lượng với công nhân trước khi đưa ra thông báo giảm lương thưởng tháng 13. Do công ty không đủ khả năng chi trả toàn bộ lương thưởng, các bên liên quan thống nhất trên một phương án mới rằng công ty sẽ trả một nửa lương tháng 13 cho tất cả công nhân, thay vì chỉ riêng người có đủ thâm niên làm việc.

Như vậy, trong sự việc này, Liên đoàn Lao động – tức cơ quan mà Việt Tân gọi là “công đoàn nhà nước” – đã đứng ra làm trung gian đối thoại giữa hai bên, và ủng hộ công nhân thay vì chủ doanh nghiệp. Chỉ sau 2 ngày, công ty đã phải nhận lỗi, nhượng bộ, và thỏa thuận phương án với công nhân. Sau sự việc, người lao động trở lại làm việc, không có công nhân nào bị “đàn áp”, “truy bức” như mô tả thông thường của Việt Tân. Vậy Việt Tân có căn cứ gì để nói rằng “công đoàn nhà nước” đang “vô dụng” hay “đứng về phía doanh nghiệp”?

Nếu tìm hiểu kỹ, người ta sẽ thấy những lời tuyên truyền của Việt Tân không tách rời chiến lược lợi dụng công nhân của họ. Từ thập niên 1980, khi chứng kiến vai trò của Công đoàn Đoàn kết trong những chuyển biến chính trị ở Ba Lan, các tổ chức cờ vàng đã mơ về việc kích động công nhân lật đổ chế độ. Trong quá khứ, họ đã nhiều lần thực hiện âm mưu này, vài lần trong số đó để lại hậu quả tai hại cho xã hội Việt Nam. Chẳng hạn, mùa hè năm 2014, nhân các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan dầu HD-981 diễn ra ở Việt Nam, một nhóm thành viên Việt Tân đã kích động công nhân Bình Dương đập phá nhà xưởng của các doanh nghiệp Trung Quốc. Kết quả là một làn sóng bạo động, cướp bóc, phá hoại tài sản không những nhằm vào các công ty Trung Quốc mà còn cả vào các công ty Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam. Sự biến này đã khiến 5 người thiệt mạng, 460 công ty (phần lớn của người Đài Loan) bị đập phá, 33 công ty bị trộm cướp tài sản, và ít nhất 15 nhà máy bị đốt cháy. Trong thời gian gần đây, Việt Tân tiếp tục dùng trang “nhóm bạn công nhân” để hô hào người lao động lập ra các tổ chức chống chế độ đội lốt “công đoàn độc lập”, nhưng không thành công, vì không ai quan tâm.

Giữa “công đoàn nhà nước” và những công đoàn giả do Việt Tân dàn dựng, bên nào giúp ích cho công nhân nhiều hơn, bên nào vô dụng hơn, và bên nào phá hoại hơn? Người lao động Việt Nam không tham gia các tổ chức ngụy tạo của Việt Tân, có lẽ cũng vì đã nhận ra bộ mặt thật của họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *